Bệnh viêm phế quản uống thuốc gì nhanh khỏi?

Viêm phế quản co thắt là gì? Có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp mới nhất theo Bộ Y tế

8 cây thuốc nam chữa bệnh viêm phế quản hay theo dân gian

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

5 Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không tại nhà

Viêm phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bị viêm phế quản nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Viêm phế quản cấp là gì? Chẩn đoán và điều trị thế nào?

6 Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không tại nhà

Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không tại nhà là một trong những cách điều trị bệnh được lưu truyền phổ biến trong dân gian. Cách chữa này vừa an toàn, lành tính, vừa có thể nhanh chóng cải thiện được tình trạng bệnh. Nhờ vào các thành phần có khả năng kháng khuẩn cao nên nó có thể khắc phục được những triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra một cách hiệu quả mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.

Thành phần và công dụng của lá trầu không trong điều trị viêm phế quản

Trầu không là một trong những loại cây quen thuộc ở nước ta. Chúng được trồng phổ biến vì trong thành phần có chứa nhiều công dụng chữa được nhiều căn bệnh khác nhau. Theo đó, trong điều trị viêm phế quản thì loại dược liệu này cũng phát huy được hiệu quả tuyệt vời khi khắc phục được những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra một cách nhanh chóng mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.

Thành phần và công dụng của lá trầu không trong điều trị viêm phế quản
Trong các nghiên cứu y học hiện đại thì cho thấy rằng, trầu không có chứa rất nhiều các thành phần kháng sinh tự nhiên như Eugenol, Tanin, Cineol,…

Trầu không là một loại thực vật thân leo có tên khoa học là Piper betle L. Loại cây này có thể dễ tìm thấy tại các nước Đông Nam Á. Theo Đông y cho rằng, thảo dược này có thể được sử dụng để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Và trong điều trị viêm phế quản nó cũng cho thấy hiệu quả tốt đối với người sử dụng. Trầu không có vị cay, tính ấm, có công dụng khu phong, hóa đờm, trị ho,… Vì thế nên có có thể được sử dụng để điều trị các bệnh về đường hô hấp rất tốt.

Trong các nghiên cứu y học hiện đại thì cho thấy rằng, trầu không có chứa rất nhiều các thành phần kháng sinh tự nhiên như Eugenol, Tanin, Cineol,…  Những chất này có tác dụng rất tốt về khả năng kháng viêm, chống oxy hóa và làm giảm các chất nhầy ở đường hô hấp rất hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng tiêu thủng, phòng ngừa tình trạng khó thở, khò khè và có thể ngăn chặn nhanh chóng tình trạng ngứa cổ họng, tức ngực do ho quá nhiều.

Ngoài ra, trong loại thảo dược này có chứa một lượng tinh dầu thơm chiếm 0,8-2,4%. Đây chính là yếu tố khiến cho chúng có tác dụng hiệu quả hơn trong việc điều trị các chứng bệnh liên quan đến viêm phế quản, sốt, ho, ớn lạnh. Hai thành phần Betel và chavico được cho là có khả năng phòng ngừa sự sinh trưởng và phát triển của các loại vi khuẩn gây hại như: tụ cầu khuẩn, trực trùng coli, vi khuẩn subtillis,…

Ưu điểm và nhược điểm khi chữa viêm phế quản bằng lá trầu không

Lợi ích trong việc sử dụng trầu không để điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp, nhất là tình trạng viêm phế quản được nhiều bệnh nhân đánh giá rất cao. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì việc sử dụng loại thảo dược này cũng tồn tại một số khuyết điểm mà người sử dụng nên biết để có thể áp dụng phù hợp.

Ưu điểm:

  • Hầu hết những bài thuốc sử dụng lá trầu không điều trị viêm phế quản đều được lấy từ các nguyên liệu thiên nhiên có độ an toàn và lành tính cao.
  • Có thể sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
  • Những bài thuốc từ thảo dược này có thể tiến hành thực hiện dễ dàng tại nhà một cách đơn giản và không mất quá nhiều thời gian.
  • Các nguyên liệu đều rất dễ tìm kiếm, đây đều là các thảo dược quen thuộc có sẵn trong vườn nhà hoặc có thể dễ dàng tìm mua tại các chợ với chi phí rất thấp.

Nhược điểm:

  • Vì là nguyên liệu thiên nhiên, các thành phần đặc trị có nồng độ không cao nên thời gian điều trị có thể kéo dài hơn việc sử dụng thuốc Tây y. Người bệnh khi sử dụng có thể sẽ thấy tác dụng rất chậm và cần phải kiên trì trong một thời gian dài.
  • Các bài thuốc này thường có tác dụng trị bệnh tùy thuộc vào từng cơ địa của mỗi người. Theo đó, một số bệnh nhân có thể thấy chứng bệnh được thuyên giảm nhanh chóng, tuy nhiên số còn lại có thể sẽ có tác dụng chậm hơn. Điều này tùy thuộc lớn vào khả năng hấp thụ của từng cơ thể khác nhau.
  • Mặc dù là nguyên liệu tự nhiên có độ lành tính cao nhưng khi sử dụng quá liều lượng hoặc người bệnh lạm dụng trong quá trình điều trị có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ như bỏng da, mất sắc tố da,…

Việc sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào trong điều trị bệnh đều có thể mang lại một số ưu điểm và khuyết điểm riêng. Do đó tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Đồng thời theo dõi diễn biến của bệnh trong quá trình sử dụng để có thể hạn chế được nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ không đáng có.

6 Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không tại nhà

Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không là mẹo dân gian được đánh giá cao, bên cạnh đó, các chữa bệnh này cũng được công nhận là mang lại kết quả điều trị tốt trong Đông y. Việc sử dụng loại nguyên liệu này để điều trị bệnh có thể được áp dụng với nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh mà bạn có thể áp dụng phương pháp phù hợp.

6 Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không tại nhà
Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không là mẹo dân gian được đánh giá cao

Sau đây là 7 cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không tại nhà mà bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay:

1. Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không và mật ong

Mật ong là một trong những loại nguyên liệu tự nhiên được mệnh danh là chất kháng sinh tự nhiên có tác kháng khuẩn và kháng viêm một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, trong thành phần của nó còn chứa rất nhiều chất oxy hóa, vitamin, enzym và các loại khoáng chất. Những chất này có tác dụng tăng cường sức đề kháng, từ đó giúp tiêu diệt mầm bệnh nhanh chóng, nhất là đối với các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Chuẩn bị:

  • 10 gram lá trầu không
  • Mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện 1:

  • Trầu không mang đi rửa sạch với nước và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn và tạp chất trên bề mặt lá.
  • Sau khi rửa sạch bạn vớt lá trầu không ra ngoài và để ráo nước.
  • Cho phần thảo dược này vào máy xay với 1 ít nước sôi.
  • Lọc lấy nước và bỏ bã.
  • Cho nước vào ly và thêm vào khoảng 100ml mật ong nguyên chất.
  • Khuấy đều và sử dụng ngay.
  • Sử dụng cách này 2 – 3 lần/ ngày sau mỗi bữa ăn, trong khoảng 2 tuần sẽ thấy bệnh được thuyên giảm.

Cách thực hiện 2:

  • Trầu không mang đi rửa sạch với nước và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn và tạp chất trên bề mặt lá.
  • Để lá trầu không ráo nước sau một thời gian.
  • Sau đó thái nhỏ phần lá ngày và đem giã nhuyễn.
  • Cho nước sôi vào và ngâm trong khoảng 20 phút.
  • Rửa tay thật sạch và vắt hết phần nước từ lá.
  • Cho vào ¾ thìa canh mật ong và khuấy đều sau đó sử dụng ngay.
  • Sử dụng bài thuốc này 2 lần/ ngày vào sau bữa ăn 30 phút.
  • Để nhanh chóng đạt được hiệu quả tốt hơn bạn nên dùng lá trầu không đem hơn nóng và dán vào ngực trước khi ngủ.

Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng trầu không kết hợp với mật ong một cách kiên trì có thể giúp bệnh nhanh chóng được thuyên giảm một cách hiệu quả trong 8 – 10 ngày. Những tình trạng mà người bệnh hay mắc phải như khó thở, khò khè, cơ thể mệt mỏi, tức ngực,… sẽ không còn gây khó chịu. Từ những công dụng kể trên có thể cho thấy đây là một phương pháp chữa bệnh hoàn hảo và bạn có thể tiến hành ngay tại nhà.

2. Gừng tươi và lá trầu không chữa viêm phế quản

Gừng tươi là một loại nguyên liệu quen thuộc đối với người Việt. Ngoài tác dụng làm tăng hương vị cho các món ăn thì nó còn có thể giúp điều trị một số loại bệnh, trong đó có tình trạng viêm phế quản.

6 Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không tại nhà
Sử dụng gừng kết hợp với lá trầu không trong điều trị bệnh viêm phế quản còn có tác dụng hỗ trợ ngăn chặn các triệu chứng gây khó chịu như khó thở, khò khè,….

Trong thành phần của nó có chứa các hoạt chất như gingerols, shogaols, beta-sesquiphellandrene,  zingiberene, sesquiphellandrene, beta-bisabolene,… chúng có tác dụng kháng viêm như một chất kháng sinh tự nhiên rất tốt cho những người mắc phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Chuẩn bị:

  • 10 gram lá trầu không
  • 1 củ gừng tươi

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không đem đi rửa sạch và ngâm với nước muối trong khoảng 15 phút để có thể loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn sau đó để ráo.
  • Gừng cạo sạch vỏ và mang đi rửa sạch.
  • Thái gừng thành những lát mỏng
  • Lá trầu không thái thành từng sợi nhỏ
  • Sau đó cho các nguyên liệu này vào cối và giã nát.
  • Vắt lấy nước và bỏ bã.
  • Người bệnh uống 2 lần/ ngày sau bữa ăn 30 phút.
  • Sử dụng bài thuốc này mỗi ngày và liên tục trong 5 – 6 ngày.

Sử dụng gừng kết hợp với lá trầu không trong điều trị bệnh viêm phế quản còn có tác dụng hỗ trợ ngăn chặn các triệu chứng gây khó chịu như khó thở, khò khè, cổ họng có đờm, mệt mỏi, tức ngực,… Ngoài ra, nó còn có tác dụng trong chữa trị các triệu chứng phong hàn, viêm phổi,…

3. Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng lá trầu không kết hợp các vị thuốc Đông y

Việc sử dụng lá trầu không kết hợp với các vị thuốc Đông y có thể giúp làm tăng hiệu quả điều trị bệnh một cách nhanh chóng hơn. Cụ thể, trong bài thuốc này sử dụng đồng thời lá trầu không với các vị thuốc như nhục đậu khấu và nụ đinh hương. Nếu sử dụng đúng liều lượng và đúng cách bài thuốc này có thể giúp bạn cải thiện được những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra và hạn chế tái phát sau một thời gian.

6 Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không tại nhà
Việc sử dụng lá trầu không kết hợp với các vị thuốc Đông y có thể giúp làm tăng hiệu quả điều trị bệnh một cách nhanh chóng hơn.

Chuẩn bị:

  • 10 gram lá trầu không
  • 5 gram nhục đậu khấu
  • 5 gram nụ đinh hương
  • 300ml nước lọc

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả các nguyên liệu vừa chuẩn bị rửa với nước sạch.
  • Tốt nhất nên ngâm với nước muối trong khoảng 15 phút để có thể loại bỏ vi khuẩn một cách tốt hơn.
  • Sau đó bạn rửa lại một lần nữa với nước rồi vớt ra để ráo.
  • Cho tất cả vào nồi cùng với lượng nước vừa chuẩn bị.
  • Đun sôi các nguyên liệu này trong khoảng 10 phút.
  • Để nước nguội bớt sau đó chắt lấy nước.
  • Mỗi ngày uống 3 lần và sử dụng liên tục trong khoảng 10 ngày.

4. Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không nguyên chất

Lá trầu không như đã nói có rất nhiều công dụng trong việc điều trị viêm phế quản. Bài thuốc này sử dụng nguyên chất các thành phần có trong dược liệu để giúp cơ thể bạn hấp thụ một cách tốt hơn. Bên cạnh đó, bài thuốc này còn có thể được thực hiện nhanh chóng mà không mất nhiều thời gian cũng như công sức để chuẩn bị.

6 Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không tại nhà
Lá trầu không có rất nhiều công dụng trong việc điều trị viêm phế quản.

Chuẩn bị:

  • 10 gram lá trầu không
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Trầu không mang đi rửa sạch với nước và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn và tạp chất trên bề mặt lá.
  • Để lá trầu không ráo nước sau một thời gian.
  • Cho lá trầu không vào cối và giã nát.
  • Sau đó chắc lấy nước và bỏ bã.
  • Với bài thuốc này người bệnh nên sử dụng uống 2 lần/ ngày sau khi ăn.

Đối với bài thuốc này, bạn nên áp dụng kiên trì, đa số những người bệnh sử dụng qua đều sẽ thấy được kết quả rõ ràng sau 1 – 2 tuần sử dụng. Bạn sẽ từ từ cảm nhận được những biểu hiện khó chịu của bệnh sẽ được thuyên giảm sau từng ngày và cuối cùng là được biến mất hoàn toàn.

5. Mẹo chữa viêm phế quản bằng lá trầu không và củ nén

Củ nén hay còn gọi là hành trắng hoặc hành tăm. Trong cách sách Đông y có ghi chép rằng loại thực phẩm này có mùi hăng, tính nóng, vị cay. Sử dụng trong điều trị viêm phế quản có tác dụng thải độc tố, khu phong, tiêu đờm và có thể ngăn ngừa tình trạng sốt và ớn lạnh hiệu quả. Đồng thời, củ nén còn có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm nên sẽ nhanh chóng giúp bạn khắc phục được tình trạng khó chịu do bệnh gây ra.

6 Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không tại nhà
Lá trầu không và củ nén trong điều trị viêm phế quản có tác dụng thải độc tố, khu phong, tiêu đờm và có thể ngăn ngừa tình trạng sốt và ớn lạnh hiệu quả.

Chuẩn bị:

  • 10 gram lá trầu không
  • 2 – 4 củ nén
  • 250ml nước sôi

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả các nguyên liệu vừa chuẩn bị rửa với nước sạch.
  • Ngâm trầu không với nước muối trong khoảng 15 phút để có thể loại bỏ vi khuẩn một cách tốt hơn.
  • Sau đó bạn rửa lại một lần nữa với nước rồi vớt ra để ráo.
  • Củ nén gọt vỏ, rửa sạch cắt thành lát mỏng.
  • Lá trầu không thái nhỏ.
  • Cho cả 2 nguyên liệu vào cối và giã nát
  • Cho lượng nước sôi vào hỗn hợp này và ngâm trong khoảng 20 – 30 phút.
  • Rửa tay thật sạch và vắt hết phần nước từ hỗn hợp.
  • Người bệnh sử dụng bài thuốc này uống 2 lần/ ngày vào sau bữa ăn.

6. Nghệ và lá trầu không chữa viêm phế quản

Nghệ cũng là một nguyên liệu được sử dụng phổ biến và có tác dụng tốt trong điều trị tình trạng viêm phế quản. Nhờ vào khả năng chống viêm đã được chứng minh qua các nghiên cứu mà nó có thể chữa nhanh chóng tình trạng ho do bệnh gây ra. Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn có tác dụng long đờm và có khả năng loại bỏ các chất nhầy trong đường hô hấp một cách hiệu quả. Bạn có thể áp dụng phương pháp này qua hướng dẫn dưới đây:

6 Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không tại nhà
Nghệ và lá trầu không chữa viêm phế quản có tác dụng long đờm và có khả năng loại bỏ các chất nhầy trong đường hô hấp.

Chuẩn bị:

  • 6 lá trầu không
  • 15gram nghệ vàng

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu với nước và ngâm với nước muối trong khoảng 15 phút để loại bỏ hết bụi bẩn.
  • Nghệ cạo vỏ, đem rửa sạch một lần nữa.
  • Sau đó cho nghệ và trầu không vào xay nhuyễn sau đó cho nước sôi vào và ngâm trong khoảng 15 phút.
  • Lọc lấy nước và bỏ bã.
  • Chia nước uống thành 5 lần/ ngày.
  • Sử dụng kiên trì thì tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được thuyên giảm hiệu quả.

Trường hợp nào không nên chữa viêm phế quản bằng lá trầu không

Mặc dù được cho là loại thảo dược có tác dụng hiệu quả và lành tính trong điều trị viêm phế quản. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nó có thể gây ra một số phản ứng không tốt, do đó, những trường hợp được kể ra dưới đây thì tuyệt đối không nên áp dụng cách chữa bệnh bằng lá trầu không.

  • Phụ nữ có thai không nên áp dụng các phương pháp chữa bệnh theo cách này vì có thể gây ra những ảnh hưởng hoàn toàn không tốt đến thai nhi.
  • Đối với trẻ sơ sinh hoặc người lớn mắc các bệnh lý nguy hiểm khác thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cách chữa bệnh này.
  • Đối với những người đã và đang mắc các chứng bệnh liên quan đến dạ dày như loét dạ dày, viêm xung huyết dạ dày,…  thì không nên sử dụng lá trầu không. Do đặc tính có vị cay và tính nóng nên khi sử dụng với những đối tượng này có thể sẽ khiến cho lớp niêm mạc bị tổn thương nặng hơn rất nhiều.

Việc sử dụng lá trầu không trong điều trị viêm phế quản nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như mệt mỏi, choáng váng khi dùng thì tốt nhất nên ngừng ngay. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nhanh chóng đến thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất để có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình.

Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không cần lưu ý gì?

Bên cạnh những bài thuốc điều trị viêm phế quản thì trong quá trình sử dụng tốt nhất bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây. Việc này giúp cho quá trình chữa bệnh nhanh chóng mang lại hiệu quả cao và có thể hạn chế được những rủi ro không mong muốn xảy ra trong quá trình áp dụng.

Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không cần lưu ý gì?
Trẻ em khi sử dụng những bài thuốc chữa viêm phế quản bằng lá trầu không chỉ nên sử dụng với liều lượng bằng ¼ – ½ người lớn đối với từng độ tuổi.
  • Trẻ em khi sử dụng những bài thuốc chữa viêm phế quản bằng lá trầu không chỉ nên sử dụng với liều lượng bằng ¼ – ½ người lớn đối với từng độ tuổi. Bên cạnh đó, để trẻ dễ sử dụng bạn có thể thêm vào một ít đường cho trẻ dễ uống.
  • Một số trường hợp người có dạ dày yếu khi sử dụng bài thuốc này sau một thời gian có thể sẽ gây ra khó chịu. Nếu gặp phải tình trạng này thì bạn có thể sử dụng trong 3 ngày sau đó dừng lại,. Nếu sau khoảng thời gian này những triệu chứng này biến mất thì bạn có thể sử dụng tiếp trong 3 – 5 ngày.
  • Trước khi thực hiện bất kỳ bài thuốc nào bạn cũng nên rửa thật kỹ các nguyên liệu. Đồng thời, nên chú ý lựa chọn tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng của thảo dược.
  • Bạn tuyệt đối không nên sử dụng kết hợp củ nén với mật ong. Hai nguyên liệu này có chứa các thành phần kỵ nhau nên có thể sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.
  • Khi sử dụng các lá trầu, bạn nên lựa chọn những lá già (có màu xanh đậm) để sử dụng. Thông thường trong những loại lá này thường có chứa các thành phần hoạt chất nhiều hơn nên công dụng chữa bệnh sẽ hiệu quả hơn so với các lá non.
  • Bạn nên đảm bảo sử dụng các bài thuốc từ lá trầu không trong điều trị viêm phế quản theo giờ giấc nhất định. Bên cạnh đó cũng nên thực hiện đúng cách và uống thuốc đúng liều lượng để có thể phát huy được tác dụng và không gây ra những rủi ro không đáng có.
  • Việc sử dụng những bài thuốc chữa bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp với việc luyện tập và tham gia các hoạt động như chạy bộ, yoga, thiền,… để nâng cao sức đề kháng và khỏi bệnh nhanh chóng hơn.

Những cách điều trị viêm phế quản bằng lá trầu không trên đây chỉ là những mẹo dân gian và chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, nếu muốn an toàn và hiệu quả thì tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện. Đồng thời, người bệnh nên thường xuyên đến bệnh viện để được kiểm tra và thăm khám, việc điều trị theo phác đồ chuyên khoa mới có thể mang lại ý nghĩa thật sự với căn bệnh mà bạn đang mắc phải.

Cùng chuyên mục

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm: Bệnh chớ xem thường

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là tình trạng ống dẫn khí nhỏ bị viêm nhiễm bởi virus và vi khuẩn. Bệnh có thể gây suy hô hấp, xẹp phổi,...

8 Cách chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá đơn giản hiệu quả

Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá đã và đang được rất nhiều áp dụng bởi đơn giản, dễ thực hiện tại nhà, đặc biệt là cho hiệu quả...

Viêm phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm phế quản là một căn bệnh khó có thể phân biệt với những loại bệnh như hen suyễn, lao, viêm phổi và diễn biến bệnh xảy ra khá phức...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn