Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Bị vảy nến sinh dục, háng: Cách giảm khó chịu và điều trị

17 cách chữa bệnh vảy nến tại nhà hiệu quả, dễ áp dụng

Điều trị vảy nến bằng UVB và thông tin cần biết

Cách phòng chống bệnh vảy nến tái phát hiệu quả

Hành trình chiến thắng bệnh vảy nến 10 năm của người tài xế nghèo

Bệnh vảy nến có tự khỏi không hay bắt buộc phải trị?

Bị vảy nến toàn thân – Cách chăm sóc & giải pháp điều trị

Mẹo trị vảy nến bằng lá trầu không – ai nên dùng?

Thuốc sinh học điều trị vảy nến – Giải pháp mới và lưu ý

Mẹo chữa vảy nến bằng lá khế nhiều người áp dụng

Chữa vảy nến bằng lá khế là phương pháp được rất nhiều người áp dụng để hỗ trợ điều trị những cơn ngứa ngáy, ửng đỏ, khó chịu do bệnh gây ra. Đây là cách chữa trị an toàn, ít tốn kém nhiều chi phí với nguyên liệu có từ tự nhiên.

chữa vảy nến bằng lá khế
Sử dụng lá khế kiểm soát bệnh vảy nến

Tác dụng chữa trị vảy nến bằng lá khế

Lá khế là một trong những nguyên liệu có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị bệnh vảy nến. Trong dân gian, nhiều người đã sử dụng phương pháp này để làm giảm tình trạng bong tróc da do bệnh vảy nến gây ra. Đặc biệt là những cơn ngứa ngáy xuất hiện thường xuyên, khiến làn da bị quá nhiều vết sẹo.

Theo Đông y, lá khế có vị chua, tính bình, hơi chát, không độc. Loại nguyên liệu này khá an toàn và lành tính, giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể, sát trùng, tiêu viêm. Với những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến, người bệnh có thể sử dụng cả thân, quả, rễ, lá để chữa trị bệnh nhưng lá khế mang lại hiệu quả cao nhất.

chữa vảy nến bằng lá khế
Vảy nến khiến làn da bị sần sùi, ửng đỏ.

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong lá khế chứa rất nhiều thành phần như magiê, phốt pho, kẽm, sắt,… Đây là các chất giúp làm dịu da, ngăn ngừa tình trạng tổn thương ở da như chảy máu, ngứa ngáy, bong tróc,… Đặc biệt, những thành phần này còn giúp loại bỏ các tế bào chết xuất hiện trên da, cải thiện bệnh vảy nến hiệu quả.

Ngoài ra, thành phần microbial bacillus cereus, salmonella typhus, e.coli,… còn giúp kháng khuẩn, kiểm soát tình trạng viêm loét, mưng mủ ở da. Do đó, người bệnh vảy nến có thể sử dụng lá khế để chữa trị và kiểm soát bệnh cho mình. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải áp dụng đúng cách để tránh các biến chứng có thể xảy ra, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bản thân.

Cách chữa vảy nến bằng lá khế hiệu quả

Vảy nến là bệnh lý có thể tái phát nhiều lần và hiện tại vẫn chưa có loại thuốc nào có thể chữa trị bệnh dứt điểm. Với căn bệnh này, việc áp dụng những phương pháp chữa trị bệnh khác nhau là rất cần thiết. Nếu người bệnh bị vảy nến ở mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng lá khế để kiểm soát các triệu chứng bệnh cho mình. Dưới đây là một số cách chữa trị bệnh vảy nến, người bệnh có thể tham khảo.

1. Đắp lá khế

chữa vảy nến bằng lá khế
Đắp trực tiếp lá khế giã nhuyễn lên vùng da bị vảy nến

Cách thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, người bệnh tiến hành rửa một nắm lá khế và để ráo nước.
  • Sau đó, bạn tiến hành đem lá khế giã nhuyễn cho nát và thêm vào một hạt muối.
  • Tiếp đến, bạn dùng hỗn hợp này để đắp trực tiếp lên vùng da mắc bệnh vảy nến.
  • Khoảng 15 phút sau, người bệnh tiến hành rửa sạch bằng nước.
  • Với cách làm này, người bệnh nên thực hiện 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối. Đồng thời thực hiện liên tục trong khoảng 2 – 3 tuần để cải thiện các triệu chứng bệnh.
  • Phương pháp này rất thích hợp với những vùng da bị vảy nến với kích thước nhỏ.

2. Uống nước lá khế

Cách thực hiện như sau:

  • Trước hết, người bệnh cũng đem một nắm lá khế rửa sạch và để ráo nước.
  • Sau đó, bạn tiến hành ép lá khế để lấy nước.
  • Tiếp đến, bạn cho nước này vào ấm để nấu trong khoảng 15 phút.
  • Người bệnh sử dụng nước này để uống. Để đạt hiệu quả điều trị bệnh, bạn nên uống nước lá khế khi còn ấm.
  • Mỗi tuần, bệnh nhân chỉ nên thực hiện khoảng 2 – 3 lần để cải thiện bệnh.
  • Với cách chữa trị này, người bệnh có thể giúp ngăn ngừa được các triệu chứng bệnh vảy nến. đồng thời thanh nhiệt, giải độc gan cho cơ thể.

3. Tắm nước lá khế

Bệnh nhân mắc bệnh vảy nến có thể sử dụng lá khế kết hợp với các loại nguyên liệu khác như trầu không, lá ổi, lá lược vàng để hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến. Phương pháp này thích hợp cho những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến toàn thân ở mức độ nhẹ. Người bệnh thường xuyên bị ngứa ngáy, ửng đỏ ở bề mặt da.

chữa vảy nến bằng lá khế
Sử dụng lá khế kết hợp với nhiều nguyên liệu khác chữa trị bệnh vảy nến.

Cách thực hiện như sau:

  • Bạn đem 3 loại nguyên liệu này rửa sạch và để ráo nước.
  • Sau đó, cho toàn bộ nguyên liệu vào nấu chung với 3 lít nước trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Người bệnh tiến hành đổ nước ra thau và hòa chung vào đó một lượng nước cần thiết để đủ độ ấm, không gây bỏng rát da.
  • Bạn sử dụng nước này để tắm và dùng bã chà xát lên vùng da bị vảy nên nhưng không được thực hiện quá mạnh khiến da bị tổn thương.
  • Với cách làm này, người bệnh nên thực hiện khoảng 2 – 3 lần/tuần để hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến.

4. Chườm nóng lá khế

Cách thực hiện như sau:

  • Với phương pháp này, bạn sẽ tiến hành rửa sạch lá khế và để ráo nước.
  • Sau đó, cho lá khế vào chảo và sao vàng trong khoảng 5 phút.
  • Cho toàn bộ lá khế đã được sao vàng vào miếng vải sạch và đắp trực tiếp lên vùng da mắc bệnh vảy nến.
  • Người bệnh nên thực hiện khoảng 7 – 10 ngày để các triệu chứng bệnh vảy nến nhanh chóng được cải thiện.
  • Bạn không nên sử dụng lá khế sao vàng quá nóng vì rất dễ khiến làn da bị tổn thương nặng hơn.

Lưu ý khi chữa vảy nến bằng lá khế

Mặc dù lá khế có thể kiểm soát được bệnh vảy nến nhưng chỉ áp dụng hiệu quả đối với các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ. Nếu vùng da bị vảy nến tổn thương quá nhiều, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám, điều trị sớm. Khi chữa vảy nến bằng lá khế, người bệnh cần phải chú ý một số vấn đề sau để bệnh nhanh chóng khỏi, tránh các biến chứng có thể xảy ra.

chữa vảy nến bằng lá khế
Người bệnh nên bổ sung cho cơ thể các loại rau xanh.
  • Rửa sạch lá khế trước khi thực hiện để loại bỏ bụi bẩn, tránh gây tổn thương da. Để đảm bảo an toàn, người bệnh có thể sử dụng nước muối pha loãng để ngâm lá khế.
  • Những người bị có cơ địa bị dị ứng hoặc quá mẩn cảm với các thành phần của lá khế thì không nên áp dụng.
  • Người bệnh vảy nến nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện cách chữa trị bằng lá khế. Nếu trong quá trình điều trị bệnh có xảy ra bất cứ bất thường nào cần thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp kiểm soát bệnh kịp thời.
  • Thời gian chữa vảy nến bằng lá khế rất chậm nên người bệnh không nên quá nóng vội, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Xây dựng chế độ ăn uống với đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung cho cơ thể các loại rau xanh và trái cây
  • Bệnh nhân không nên quá căng thẳng, lo lắng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây kích ứng da như hải sản, thịt gà, thịt bò,…
  • Không được sử dụng các chất gây kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Tích cực tập thể dục để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Không được tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất, môi trường ô nhiễm khiến bệnh chuyển biến nặng hơn
  • Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm để làm mềm da, ngăn ngừa các tế bào chết tích tụ gây vảy trắng, ửng đỏ da
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, thường xuyên bổ sung nước ép trái cây cho cơ thể để cải thiện bệnh

Trên đây là các cách chữa vảy nến bằng lá khế được rất nhiều người trong dân gian áp dụng. Hiện tại, phương pháp này chỉ được truyền miệng và vẫn chưa được khoa học kiểm chứng. Để đảm bảo an toàn cho cơ thể, người bệnh nên thăm khám và thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để dễ dàng kiểm soát căn bệnh này.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Bệnh á sừng vảy nến là gì? Đặc điểm nhận biết và điều trị

Bệnh á sừng vảy nến là tình trạng da xuất hiện hình thái tổn thương tương tự bệnh vảy nến nhưng khác nhau về căn nguyên, đặc điểm, tính chất...

Bệnh Vảy Nến: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Thuốc Điều Trị

Bệnh vảy nến là bệnh da tự miễn rất khó để điều trị, ngoài những biểu hiện trên da như tróc vảy, đỏ da, có mủ... vô cùng ngứa ngáy,...

Bệnh vảy nến có lây không hay do tính di truyền?

Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 2 – 3% bệnh nhân mắc bệnh vảy nến tương ứng với 125 triệu người. Vậy bệnh vảy nến có lây không...

Mới bị vảy nến nhẹ – Cách chăm sóc và khắc phục nhanh

Với những bệnh nhân mới bị vảy nến nhẹ, làn da chưa tổn thương nhiều, người bệnh cần phải biết cách chăm sóc, kiểm soát bệnh. Đây là phương pháp...

Người bị vảy nến nên dùng kem chống nắng chống thấm nước và có chỉ số SPF tối thiểu là 30

Bị vảy nến có tắm biển được không, cần tránh gì?

Tắm biển là một trong những cách thư giãn, xua tan cảm giác oi bức khó chịu vào những chiều hè. Thế nhưng với những người bị vảy nến việc...

Người bị vảy nến nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ ăn uống hàng tuy không là nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến nhưng một số loại thực phẩm sẽ có thể kích thích hoặc làm các triệu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn