Khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi có nguy hiểm không?

Thoái Hóa Khớp: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay: Nguyên nhân và hướng điều trị

Các tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối mới nhất

Thay khớp gối nhân tạo và những thông tin người bệnh cần biết

Bị thoái hóa khớp gối nên khám ở đâu? Bệnh viện nào tốt?

Cứng khớp gối – Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Thoái hóa khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân và cách điều trị

Cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y, Y học cổ truyền

Mẹo chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt bạn nên thử

Không chỉ là một loại thực phẩm được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon, lá lốt còn là một vị thuốc được lưu truyền trong dân gian với tác dụng chữa “bách bệnh”. Trong đó, chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt chính là mẹo dân gian được nhiều người biết đến và áp dụng.

Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về mẹo này trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu chung về lá lốt

  • Tên gọi khác: cây Tất Bát
  • Tên khoa học: Piper sarmentosum, thuộc họ nhà hồ tiêu.
Mẹo chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt hiệu quả
Lá lốt không chỉ là một loại thực phẩm dùng trong nấu ăn mà còn được sử dụng như một vị thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả

Lá lốt là một loại cây thân thảo sống phổ biến tại Việt Nam, cây có chiều cao trung bình từ 20 – 50cm. Cây mọc thẳng, trườn trên mặt đất và có từ 5 – 6 gân tính từ phần cuống lá đến ngọn.

Lá có hình tim và thuộc dạng lá đơn, thông thường những lá còn nguyên vẹn, không bị sâu ăn thì phần mặt trên của lá nhăn bóng, có 5 gân từ phần cuống lá chìa ra. Hoa của cây lá lốt thì mọc thành cụm ở mỗi chân lá, có quả mọng. Thường thì lá lốt thường được trồng bằng cách giâm cành ở những nơi ẩm ướt.

Tác dụng của lá lốt

Theo Y học hiện đại, các nghiên cứu đã chứng minh rằng lá lốt có chứa hàm lượng cao hoạt chất Alkaloid, tinh dầu chứa thành phần chứa β-caryophyllene. Những chất này có tác dụng hỗ trợ giảm đau, kháng viêm, chống khuẩn hiệu quả. Vì vậy, lá lốt thường được sử dụng để chữa các bệnh lý về thoái hóa cột sống, chữa các bệnh lý răng miệng cấp tính…

Còn trong Đông y thì lá lốt là một loại dược liệu có vị hơi cay, nồng, có tính ấm nên đem lại một số tác dụng trị bệnh như:

  • Tán hàn (giải hàn)
  • Hạ khí (Đưa khí đi xuống)
  • Chỉ thống (Giảm đau)
  • Ôn trung (ấm bụng)
  • Yêu cước thống (Giảm đau lưng, đau chân)
  • Tỵ uyên (giảm nước mũi chảy)

Vì vậy, lá lốt được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y có tác dụng chữa đau nhức, đau thần kinh tọa, thoái hóa khớp, bệnh gout, các bệnh phụ khoa, tăng cường sinh lý, gọi sữa về cho phụ nữ sau sinh, chữa tiêu chảy, chứng ra mồ hôi trộm…

Hướng dẫn mẹo chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt
Cách chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt là phương pháp được lưu truyền từ lưu trong dân gian

Tác hại của lá lốt

Bởi lá lốt là loại thực vật thuộc tính ẩm, sử dụng liều lượng vừa phải sẽ đem lại hiệu quả tốt, tuy nhiên quá lạm dụng sẽ khiến từ bổ thành chất độc, gây hại cho sức khỏe con người. Cụ thể như:

  • Môi lưỡi khô nóng, nổi nhiệt, bị táo bón, lợi hàm bị sưng viêm đỏ…
  • Gây ảnh hưởng đến đường ruột, dạ dày, việc sử dụng lá lốt hằng ngày, đặc biệt là lá lốt sống có thể gây ra các triệu chứng xấu cho dạ dày.
  • Bị ngộ độc thực phẩm nếu bạn có cơ địa nhạy cảm, bị dị ứng với các thành phần có trong lá lốt.
  • Gây nôn mửa, choáng váng, đi ngoài nhiều lần, mệt mỏi là một trong số những triệu chứng mà hầu như người nào cũng gặp phải khi ăn quá nhiều quá lốt sống.

Chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt có hiệu quả không?

Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bị tổn thương dẫn đến kích hoạt các phản ứng viêm, gây ức chế quá trình tiết dịch bôi trơn. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho các khớp bị khô, sụn khớp bị bào mòn và không còn tính đàn hồi để bảo vệ đầu xương.

Hậu quả của việc này chính là tạo điều kiện cho các tinh thể canxi lắng đọng, hình thành gai xương, gây ra đau đớn mỗi khi người bệnh vận động cực kỳ bất tiện. Thậm chí, nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng thoái hóa khớp còn sẽ gây ra biến dạng khớp, hư hỏng nặng đến mức không còn hồi phục được sẽ gây tàn tật vĩnh viễn.

Vì vậy, ngay từ giai đoạn đầu vừa khởi phát bệnh, người bệnh hãy áp dụng các biện pháp chữa trị tích cực để khắc phục bệnh. Trong đó, chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt là một trong những biện pháp rất phổ biến trong dân gian, được nhiều người áp dụng.

Chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt có hiệu quả không?
Chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt là mẹo dân gian hữu hiệu nhưng chỉ phù hợp với những người bị bệnh mức độ nhẹ

Hầu như tất cả các bộ phận của cây lá lốt đều được sử dụng trong các bài thuốc Đông y để chữa nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh thoái hóa khớp. Lý giải điều này là do lá lốt có tính ấm, vị cay nồng khi vào trong cơ thể sẽ giúp giảm đau, kháng viêm, tán hàn, hoạt huyết…từ đó cải thiện các triệu chứng thoái hóa xương khớp rõ rệt.

Tuy nhiên, bài thuốc chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt chỉ phù hợp với những trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn cấp tính, bệnh vừa khởi phát và chưa có nhiều triệu chứng nguy hiểm.

Hướng dẫn các cách chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt

Có rất nhiều cách để chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt, chẳng hạn như các bài thuốc đắp, chườm, chế biến thành các món ăn hoặc nấu thành nước ngâm chân. Ưu điểm vượt trội của các phương pháp này đó là rất dễ thực hiện, lành tính cho cơ thể và ít tốn kém, hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà.

Chữa thoái hóa khớp gối bằng những bài thuốc chườm, đắp từ lá lốt

Bài thuốc này được các chuyên gia Đông y đánh giá là hiệu quả, cách làm cũng cực kỳ đơn giản, không cần phải chuẩn bị nhiều nguyên liệu. Cơ chế hoạt động để chữa bệnh thoái hóa khớp đó lá nhờ vào nhiệt độ nóng để tác động lên vùng bị tổn thương.

Nhiệt độ nóng sẽ làm giãn nở lỗ chân lông, giúp các hoạt chất trong lá lốt thẩm thấu vào trong các khớp phát huy tác dụng chữa bệnh. Người bệnh có thể sử dụng riêng lẻ lá lốt hoặc kết hợp với các loại dược liệu khác để tăng hiệu quả trị bệnh.

Cách thứ 1: Lá lốt + muối hạt

Chuẩn bị nguyên liệu: 50g lá lốt bánh tẻ tươi và một nhúm muối hạt

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá lốt đem rửa sạch, loại bỏ hết phần lá sâu, bị hư rồi vớt ra để ráo.
  • Bước 2: Đem lá lốt giã nhuyễn, rồi cho muối hạt vào trộn đều và cho lên chảo sao nóng.
  • Bước 3: Cho hết hỗn hợp vừa sao nóng vào một tấm vải mỏng, bọc lại rồi chườm trực tiếp lên vùng khớp bị đau do thoái hóa.
  • Bước 4: Khi chườm thì di chuyển túi liên tục xung quanh, kết hợp massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 – 20 phút cho đến khi túi chườm không còn nhiệt độ nóng thì dừng.
  • Lưu ý khi thực hiện cách này nên đảm bảo độ nóng của túi chườm trong mức có thể chịu đựng được để tránh gây bỏng rát.
  • Kiên trì thực hiện nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
Các bài thuốc chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt
Lá lốt kết hợp với muối hột và đem chườm sẽ giúp cắt nhanh các cơn đau khớp

Cách thứ 2: Ngâm rượu lá lốt

Dùng lá lốt ngâm rượu xoa bóp lên vùng khớp bị thoái hóa là cách làm đơn giản và vô cùng hữu hiệu để làm giảm các cơn đau nhức hiệu quả.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 200g lá lốt cả cây, bao gồm cả rễ, thân và lá
  • 1 lít rượu trắng 400

Cách thực hiện

  • Bước 1: Đem các cây lá lốt đã chuẩn bị rửa sạch, để ráo nước và cắt thành từng đoạn ngắn khoảng 2 – 3cm.
  • Bước 2: Cho hết lá lốt vào bình ngâm rượu hoặc bình thủy tinh, đổ hết 1 lít rượu trắng vào bình, đậy nắp lại cho kín và ngâm trong vòng 1 tháng. Lưu ý bảo quản bình rượu ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
  • Bước 3: Khi rượu đã sử dụng được thì dùng khoảng 5ml rượu lá lốt và xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng khớp bị thoái hóa. Massage nhẹ nhàng khoảng 5 – 10 phút, ngày thực hiện 2 – 3 lần, kiên trì thực hiện liên tục cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.

Cách thứ 3: Lá lốt + cây chó đẻ + ngải cứu

Kết hợp lá lốt cùng các loại dược liệu khác sẽ giúp làm tăng hiệu quả của bài thuốc chườm lên nhiều lần. Cách thực hiện của mẹo này cũng tương tự như các bài thuốc chườm khác.

Chuẩn bị nguyên liệu: lá lốt tươi, cây chó đẻ, cây ngải cứu mỗi loại 30g

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đem tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị đem rửa sạch, để ráo nước.
  • Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu vào trong cối, giã nhuyễn rồi cho vào chảo sao nóng.
  • Bước 3: Sau khi các nguyên liệu khô lại thì đổ hết nguyên liệu vào trong túi chườm và chườm lên vị trí bị thoái hóa. Kết hợp massage nhẹ nhàng để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Kiên trì áp dụng mẹo chườm này để chữa thoái hóa khớp 1 lần/ngày.

Chữa thoái hóa khớp gối bằng những bài thuốc uống

Những bài thuốc uống có chứa các thành phần dược tính của lá lốt sẽ dễ dàng thẩm thấu vào sâu trong cơ thể và phát huy tác dụng giảm đau, hồi phục các tổn thương bên trong khớp. Lưu ý, bài thuốc này cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

Cách chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt bằng bài thuốc uống
Uống nước lá lốt hoặc nước thuốc lá lốt kết hợp với các vị thuốc khác sẽ giúp thuyên giảm triệu chứng bệnh từ bên trong

Cách thứ 1: Nước lá lốt + sữa bò

Chuẩn bị nguyên liệu:100g lá lốt tươi và 250ml sữa bò tươi

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá lốt đem rửa sạch, ngâm vào nước muối để loại bỏ hết bụi bẩn và diệt khuẩn.
  • Bước 2: Cho lá lốt vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng một chút nước, vắt lấy nước cốt lá lốt, còn phần bã thì bỏ đi.
  • Bước 3: Cho hết phần nước cốt vào trong ly sữa bò tươi, khuấy đều lên và đun sôi hỗn hợp này trên bếp khoảng 10 phút là được.
  • Chia phần nước thì thành 2 phần bằng nhau uống 2 lần sáng và tối. Nên uống khi còn ấm nóng để đem lại hiệu quả tốt nhất. Nếu sữa nguội thì nhớ hâm nóng lại trước khi uống.
  • Kiên trì thực hiện bài thuốc này trong vòng 1 tuần liên tục để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Cách thứ 2: Nước lá lốt + thiên niên kiện + cây quýt gai

Chuẩn bị nguyên liệu: 20g lá lốt bánh tẻ tươi, 16g cây quýt gai và 12g thiên niên kiện khô.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị ngâm vào nước muối để rửa sạch, diệt khuẩn rồi để ráo.
  • Bước 2: Cho hết các dược liệu vào ấm sắc cùng 500ml nước và sắc trên lửa nhỏ cho đến khi nước cạn xuống còn khoảng 100ml thì tắt bếp.
  • Bước 3: Lọc lấy nước, bỏ bã và chia nước thuốc thành 3 phần bằng nhau, uống hết trong ngày vào sáng trưa chiều.
  • Lưu ý nên uống khi còn ấm nóng để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Cách thứ 3: Nước lá lốt + cây cỏ xước + cây dền gai + cây chìa vôi

Chuẩn bị nguyên liệu: lá lốt tươi và cây chìa vôi mỗi loại 50g, cây cỏ xước và cây dền gai mỗi loại 30g.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Tất cả các nguyên liệu đem rửa sạch, ngâm nước muối rồi vớt ra để ráo.
  • Bước 2: Cho cỏ xước và chìa vôi vào nồi nước 2 lít rồi đun sôi. Khi nước sôi bùng lên thì cho lá lốt và dền gai vào nấu trong vòng 5 phút thì tắt bếp.
  • Bước 1: Lọc lấy phần nước thuốc và uống hết trong ngày, có thể thay thế nước lọc. Kiên trì thực hiện cho đến khi đạt được kết quả như ý muốn.

Chữa thoái hóa khớp gối bằng bài thuốc ngâm chân

Dùng nước lá lốt ngâm chân vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp kích thích giãn nở mao mạch, từ đó tăng lưu thông máu đến các khớp bị thoái hóa. Nhờ lượng oxy và dinh dưỡng được vận chuyển đến các khớp, hỗ trợ làm lành vết thương do thoái hóa.

Hơn thế nữa, khi ngâm chân trước khi đi ngủ còn giúp thư giãn thần kinh, cải thiện chất lượng giấc ngủ, sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn.

Mẹo ngâm chân chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt
Ngâm chân bằng nước lá lốt mỗi ngày sẽ giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức và cải thiện chất lượng giấc ngủ

Chuẩn bị nguyên liệu: khoảng 10 – 15 cây lá lốt, gồm cả thân, lá và rễ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch phần cây lá lốt đã chuẩn bị rồi cho vào nồi nấu sôi cùng 2 lít nước.
  • Bước 2: Nấu sôi nồi dược liệu với lửa nhỏ khoảng 15 phút để các dược chất trong lá lốt hòa tan vào trong nước.
  • Bước 3: Đổ hết phần nước và lá vào trong một chiếc thau nhỏ, đợi cho bớt nóng thì đem ngâm chân cho đến khi nước nguội hẳn thì đổ bỏ.
  • Kiên trì thực hiện ngâm chân mỗi ngày trước khoảng 30 phút trước khi đi ngủ để đạt kết quả trị bệnh hiệu quả.

Chữa thoái hóa khớp gối bằng những món ăn từ lá lốt

Ngoài sử dụng lá lốt như một vị thuốc chữa bệnh thoái hóa khớp, thì lá lốt cũng còn được sử dụng để chế biến thành những món ăn ngon. Hãy thử chế biến lá lốt thành các món ăn sau đây:

Món ăn 1: Lươn kho lá lốt

Chuẩn bị nguyên liệu: 500g thịt lươn, 300g lá lốt tươi, 1 củ hành tây, ½ củ nghệ tươi, 2 củ hành tím và các loại gia vị thông thường.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu, rửa sạch lá lốt, ngâm với nước muối rồi để ráo nước và đem xắt thành sợi nhỏ, hành tây bổ múi cau, hành tím băm nhuyễn và nghệ thái thành từng lát mỏng.
  • Bước 2: Lươn mua về thì làm sạch ruột, chà với muối hột để loại bỏ chất nhớt bên trên lớp da của lươn rồi vớt ra để ráo. Cắt lươn thành từng khúc nhỏ 5cm, cho vào chén ướp cùng các loại gia vị mắm, muối, đường, tiêu…
  • Bước 3: Cho dầu ăn lên bếp phi cùng hành tím và nghệ phi thơm. Đổ phần thịt lươn vào xào xơ cho săn lại.
  • Bước 4: Đổ 200ml nước lọc vào nồi, cho 1 thìa canh giấm gạo và các gia vị vào nêm cho vừa ăn.
  • Bước 5: Đậy kín nắp nồi, vặn nhỏ lửa cho thịt lươn chín mềm, nước sệt lại và cho hết phần hành tây và lá lốt xắt sợi vào rồi tắt bếp.
  • Ăn món lươn kho lá lốt cùng với cơm trắng hoặc cháo trắng khi còn nóng để cảm nhận được vị ngon của món ăn.

Món ăn 2: Canh mít non nấu lá lốt

Chuẩn bị nguyên liệu: 100g thịt ba chỉ, 100g tôm tươi, 200g mít non, 5 – 7 lá lốt tươi, hành tím, hành lá, mắm ruốc và các loại gia vị thông thường.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Mít non đem gọt bỏ phần vỏ bên ngoài, phần cùi bên trong, sau đó xắt thành từng lát mỏng cho vào nước muối ngâm để loại bỏ mủ và không bị đen.
  • Bước 2: Lá lốt ngâm với nước muối để diệt khuẩn, rửa sạch loại bỏ bụi bẩn, đem xắt thành sợi nhỏ.
  • Bước 3: Tôm lột vỏ, bỏ phần chỉ đen trên lưng và rửa sạch. Thịt heo ba chỉ rửa sạch thái miếng thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Hành tím lột bỏ vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn.
  • Bước 4: Ướp thịt, tôm vào chén sạch và ướp một ít gia vị nước mắm, bột ngọt, muối, đường…sao cho vừa ăn.
  • Bước 5: Cho khoảng ½ thìa mắm ruốc vào chén, cho khoảng 5 thìa canh nước vào hòa tan, sau đó dùng rây lọc lại để lấy phần nước, bỏ hết chất cặn trong mắm.
  • Bước 6: Đặt nồi lên bếp, cho dầu ăn và hành tím vào phi thơm, cho tôm thịt đã ướp vào đảo đều cho săn lại rồi đổ nước lạnh và nước mắm ruốc vào.
  • Bước 7: Nước sôi lên thì cho mít đã thái mỏng vào, nấu với lửa nhỏ cho đến khi mít mềm thì nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Cho phần lá lốt xắt sợi vào đảo đều rồi tắt bếp.
  • Ăn món này như một món canh súp và ăn cùng với cơm sẽ rất ngon.

Món ăn 3: Trứng rán lá lốt

Các món ăn chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt
Lá lốt có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và tốt cho sức khỏe, nhất là chữa bệnh thoái hóa khớp

Chuẩn bị nguyên liệu: 150g thịt heo nạc, 3 quả trứng gà, 5 lá lốt tươi và các loại gia vị thông thường.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá lốt ngâm nước muối, rửa sạch, xắt thành sợi nhỏ.
  • Bước 2: Thịt heo rửa sạch với muối, thái thành từng lát mỏng rồi băm nhuyễn, ướp vào thịt nước mắm, đường, tiêu.
  • Bước 3: Trứng gà đập vào tô, cho vào 2 thìa café nước lọc rồi đánh trứng cho tan đều lên. Hành tím lột vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn.
  • Bước 4: Đặt chảo lên bếp, đổ dầu ăn vào để nóng và cho hành tím đã băm nhuyễn vào và phi cho thơm, cho thịt heo vào xào chín, sau đó cho hết phần lá lốt vào đảo đều khoảng 2 phút.
  • Bước 5: Cho phần trứng vào, dàn đều ra khắp chảo, đợi khi trứng chín đều sẽ tắt bếp. Cho món ăn ra đĩa và thưởng thức cùng cơm trắng.

Một số lưu ý khi chữa thoái hóa khớp gối bằng lá lốt

Theo đánh giá của các chuyên gia thì các bài thuốc chữa bệnh thoái hóa khớp bằng lá lốt rất lành tính, an toàn và khắc phục được hầu hết tất cả các nhược điểm của những phương pháp Tây y.

Phương pháp này cũng rất rẻ, không tốn nhiều chi phí điều trị, tuy nhiên để đạt được những hiệu quả tốt nhất thì bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Các bài thuốc này chỉ có tác dụng với những trường hợp bệnh nhẹ, chưa chuyển sang giai đoạn nặng, chưa có biến chứng. Ngoài ra, hiệu quả của phương pháp này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa của từng người, khả năng hấp thụ thuốc…
  • Việc ăn và uống nước lá lốt chỉ đạt hiệu quả khi sử dụng với liều lượng phù hợp. Tránh lạm dụng lá lốt, vì nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây ra phản tác dụng, ngộ độc và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 50 – 100g lá lốt/ngày đối với một người có sức khỏe bình thường.
  • Đối với các bài thuốc ngâm chân, chườm, đắp để giảm đau khớp thì nên chú ý về nhiệt độ để tránh bị bỏng, nhiệt độ thích hợp nhất là từ 60 – 700.
Cách chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt
Hãy thăm khám kỹ càng để xác định tình trạng bệnh và chữa trị theo các biện pháp y học hiện đại nếu bệnh ở mức độ nặng
  • Lá lốt có tính nóng nên đối với những người bị đau dạ dày hay bị nóng trong người như chảy máu cam, táo bón, nhiệt miệng…không nên áp dụng các bài thuốc này để tránh khiến bệnh trở nên nặng hơn.
  • Những người bị dị ứng với lá lốt không nên áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ lá lốt. Nếu quá trình áp dụng có xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, mẩn ngứa, phát ban…thì hãy dừng lại ngay và tìm đến bác sĩ để được xử lý.
  • Nên kiên trì áp dụng các bài thuốc này trong thời gian dài, đều đặn hằng ngày để đạt được kết quả điều trị như ý muốn.
  • Kết hợp với một chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh, vận động nhẹ nhàng phù hợp với bệnh đau khớp. Tránh xa các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cũng như giảm đau khớp hiệu quả.
  • Nếu bệnh thoái hóa khớp ở mức độ nặng thì hãy thăm khám và kết hợp điều trị bằng những phương pháp tích cực như thuốc Tây y, vật lý trị liệu…để rút ngắn thời gian hồi phục.

Mẹo chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt là một trong những bài thuốc phổ biến và được lưu truyền trong dân gian. Mặc dù chưa được khoa học chứng minh nhưng hiệu quả mà nó đem lại được nhiều người tin tưởng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe trước khi áp dụng.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Jointlab

Review Viên Uống Bổ Khớp Jointlab Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu

Viên uống bổ khớp Jointlab là thực phẩm chức năng rất phù hợp với những người gặp các vấn đề về cơ xương khớp. Sản phẩm này có thể thúc...

Sau mổ thoát vị đĩa đệm

Sau mổ thoát vị đĩa đệm – Cách phục hồi và lưu ý

Điều trị phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm là một việc làm quan trọng và cần thiết. Quá trình này giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại trạng...

Hướng dẫn tập gym cho người thoát vị đĩa đệm đúng cách

Tập gym cho người thoát vị đĩa đệm đúng cách có thể giúp ổn định cột sống, hạn chế cơn đau, nâng cao sức cơ, tăng cường sức khỏe, giảm...

Bệnh thoái hóa khớp có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Bệnh thoái hóa khớp có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Bệnh thoái hóa khớp có nguy hiểm không? Có chữa được không? là thắc mắc phổ biến nhất của các bệnh nhân. Ngoài các cơn đau nhức kéo dài khiến...

Phẫu thuật khớp háng tiềm ẩn nhiều rủi ro

Khỏi thoái hóa khớp háng, không cần phẫu thuật nếu biết bài thuốc này sớm

Nhiều người cho rằng phẫu thuật là phương pháp cuối cùng để chấm dứt  thoái hóa khớp háng khi điều trị nội khoa và vật lý trị liệu không thành...

Các giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp gối

Các giai đoạn của thoái hóa khớp gối và những điều cần lưu ý

Các giai đoạn thoái hóa khớp gối sẽ diễn ra từ cấp độ 1 cho đến cấp độ 4. Những tổn thương ở khớp gối cũng sẽ tăng dần theo...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn