Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Hướng dẫn chữa đau dạ dày bằng lá trầu không đúng cách

Chữa đau dạ dày bằng lá trầu không là một phương pháp dân gian được nhiều người biết đến và áp dụng phổ biến nhằm kiểm soát các triệu chứng do bệnh gây ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách áp dụng các bài thuốc dân gian này, để phát huy tối đa công dụng thì bài viết sẽ hướng dẫn bạn chữa đau dạ dày bằng lá trầu không đúng cách.

Công dụng của lá trầu không trong việc chữa đau dạ dày

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương như bị viêm, loét. Cơn đau dạ dày sẽ khiến cho người bệnh gặp phải một số triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, chán ăn, đau rát vùng thượng vị, nôn và buồn nôn,… Gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến đời sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Thông thường, khi bị đau dạ dày, người bệnh thường sử dụng các loại thuốc tân dược để điều trị trong thời gian ngắn. Mặc dù các loại thuốc tân dược có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng đau dạ dày, nhưng lại có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: Nóng trong người, suy nhược cơ thể, giảm cân, dị ứng,…

Chữa đau dạ dày bằng lá trầu không
Lá trầu không là phương pháp hỗ trợ chữa đau dạ dày an toàn và lành tính

Chính vì thế mà nhiều bệnh nhân đã thử và áp dụng các bài thuốc dân gian bởi đặc tính an toàn, lành tính và không có tác dụng phụ. Trong đó, lá trầu không cũng là một trong những bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày hữu hiệu có từ lâu đời và đến nay vẫn còn được nhiều người sử dụng.

Theo Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm, tính ấm có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại và trung hoà acid trong dạ dày. Bên cạnh đó, vị cay nồng của lá trầu có khả năng kích thích quá trình co thắt, làm giãn nở cơ vòng nhằm tăng cường quá trình co bóp, tiêu hoá và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.

Do đó, nếu biết áp dụng đúng cách các bài thuốc từ lá trầu không thì sẽ giúp cho bệnh nhân cải thiện được các triệu chứng của đau dạ dày gây ra và từ đó, các vết thương cũng được làm lành một cách nhanh chóng.

Theo Y học hiện đại, trong thành phần của lá trầu không có chứa tanin và chất chống oxy hoá có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng. Ngoài ra, hoạt chất betel-phenol trong lá trầu không chính là đồng phân của eugenol và chavicol có công dụng như là một loại kháng sinh tự nhiên cực mạnh giúp đẩy lùi các tác nhân gây viêm loét dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn.

Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu đã chứng minh, các hoạt chất có trong lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn và tiệt trùng rất tốt. Chính vì vậy mà lá trầu không thường được làm thành các bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác như: Đau nhức xương khớp, đau răng, đau bụng, khó tiêu, viêm âm đạo và đau dạ dày,…

Chữa đau dạ dày bằng lá trầu không có thật sự hiệu quả không?

Điều trị chứng đau dạ dày là sử dụng phương pháp để trung hoà lượng acid thừa khi ăn nhằm giúp giảm đau, chống co thắt dạ dày, giảm thiểu tình trạng sản sinh dịch vị quá mức và chống lại vi khuẩn có hại trong dạ dày.

Mà trong lá trầu không có chứa các hoạt chất có tác dụng làm lành các vết loét cùng các tổn thương ở bên trong dạ dày. Đồng thời, những hoạt chất này còn giúp tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của các tế bào tự do.

Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng, trong lá trầu không có tính kháng khuẩn rất mạnh và có thể áp dụng trong việc chữa đau dạ dày. Lá trầu không có chứa một số thành phần hoá học có khả năng chống lại sự phát triển của các loại vi khuẩn như tụ cầu, trực trùng Coli, Subtilis,…Do đó, chữa đau dạ dày bằng lá trầu không được dùng rộng rãi trong việc điều trị các cơn đau dạ dày.

Lưu ý rằng, hiệu quả mà lá trầu không mang lại trong việc chữa đau dạ dày còn phụ thuộc vào cơ địa của từng đối tượng và mức độ mắc bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những người mắc bệnh ở mức độ nhẹ. Đối với trường hợp nặng thì cần đến cơ sở y tế để thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Các cách chữa đau dạ dày bằng lá trầu không

Nhằm phát huy tối đa công dụng của lá trầu không thì người dùng cần phải thực hiện đúng cách và khoa học. Dưới đây là một số cách sử dụng lá trầu không để chữa đau dạ dày tại nhà mà bạn có thể tham khảo:

1. Ăn lá trầu không

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 3 – 4 lá trầu không, nên chọn loại lá non.
  • Cách thực hiện: Trước tiên, cần rửa sạch lá trầu không và để cho ráo nước. Mỗi khi các triệu chứng bộc phát thì nhai trực tiếp rồi nuốt vào.
  • Cách dùng: Duy trì các này trong khoảng 30 ngày thì bạn sẽ thấy triệu chứng cải thiện rõ rệt.

2. Uống nước lá trầu không

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 4 – 6 lá trầu không loại bánh tẻ không quá non.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá trầu không và để cho ráo nước hẳn. Sau đó dùng tay vò nát rồi đem hãm cùng với nước sôi, chắt lấy nước uống, có thể thay thế như loại nước trà hàng ngày.
  • Cách dùng: Uống nước lá trầu không sau bữa ăn khoảng 1 tiếng và sử dụng liên tục đều đặn mỗi ngày trong khoảng 1 tháng.
Chữa đau dạ dày bằng lá trầu không
Uống nước lá trầu không để chữa đau dạ dày

Ngoài ra, nếu không muốn dùng để hãm uống thì bạn cũng có thể dùng lá trầu đun sôi cùng với nước trong vòng 5 phút và dùng nước để uống.

Những lưu ý khi dùng lá trầu không để chữa đau dạ dày

Khi sử dụng lá trầu không để chữa đau dạ thì người bệnh cần phải lưu ý đến một số vấn đề như sau:

  • Cũng như những bài thuốc khác, lá trầu không mang lại hiệu quả khá chậm khi dùng để chữa đau dạ dày và đòi hỏi người dùng cần phải kiên trì.
  • Thay đổi thói quen sống và sinh hoạt điều độ như: Hạn chế thức khuya, ăn khuya hay ăn uống một cách vội vã.
  • Tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc dạ dày như: Thực phẩm có vị chua, thực phẩm cay nóng và chứa nhiều dầu mỡ,… vì có thể gây khó tiêu, đầy bụng hoặc tăng sản sinh acid.
  • Ăn một cách từ từ, chậm rãi và không nên ăn quá nhiều hoặc để dạ dày quá đói. Có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để tránh gây áp lực, bụng cảm thấy khó chịu.
  • Không nên mang vác các vật quá nặng vì có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hồi phục sức khoẻ của dạ dày.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày sẽ không chỉ giúp nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng mà còn hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
  • Thiết lập thời gian nghỉ ngơi hợp lý, mỗi ngày phải ngủ đủ 8 tiếng và dành thời gian nghỉ ngơi sau khi ăn để dạ dày được tiêu hoá hoàn toàn trước khi bắt đầu làm việc.
  • Ngoại ra cần tạo cho bản thân lối sống tích cực, luôn lạc quan và bvui, tránh suy nghĩ nhiều, hạn chế tạo áp lực, stress để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá của dạ dày.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về tác dụng và cách chữa đau dạ dày của lá trầu không. Bài thuốc chỉ phát huy tác dụng cho những người mắc bệnh vừa và nhẹ. Tuy nhiên, trước khi áp dụng thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được đưa ra lời khuyên áp dụng phương pháp điều trị sao cho phù hợp và hiệu quả.

Cùng chuyên mục

Mẹo chữa đau dạ dày bằng gừng theo kinh nghiệm dân gian

Với đặc tính tiêu viêm, chống buồn nôn và kích thích tiêu hóa, gừng thường được nhân dân tận dụng để chữa đau dạ dày. Mẹo chữa từ gừng có...

Mách bạn cách chữa đau dạ dày bằng bột sắn dây

Chữa đau dạ dày bằng bột sắn dây là phương pháp dân gian và được áp dụng tương đối phổ biến. Theo y học cổ truyền, mẹo chữa này có...

Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa mới nhất theo Bộ Y Tế

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng loét dạ dày tá tràng bị chảy máu bởi các ổ loét ăn thủng mạch máu ở thành dạ dày. Do đó, việc...

Xuất huyết dạ dày ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Xuất huyết dạ dày ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Xuất huyết dạ dày ở trẻ em có thể là biến chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Có những trường hợp ở mức độ nhẹ không ảnh hưởng...

Chữa xuất huyết dạ dày tại nhà bằng thuốc Nam có nên hay không?

Chữa xuất huyết dạ dày tại nhà bằng thuốc Nam có nên hay không?

Với ưu điểm lành tính, an toàn, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí, chữa xuất huyết dạ dày tại nhà bằng thuốc Nam là phương pháp điều trị...

Hoa, lá và quả đu đủ đều có công dụng chữa đau dạ dày khá tốt

Lá, hoa và quả đu đủ đều có tác dụng nhuận tràng, kháng viêm, chống loét nên thường được nhân dân tận dụng để chữa đau dạ dày và tăng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn