Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh là phương pháp thường được chỉ định để điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Nhưng hiệu quả của phương pháp này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vậy chiếu đèn vàng là gì , quy trình thực hiện như thế nào và chi phí ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.

Đôi nét về bệnh vàng da tăng Bilirubin ở trẻ sơ sinh

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh là gì?
Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh là gì?

Một đứa trẻ được sinh ra khỏe mạnh, hồng hào là điều mà bất cứ phụ huynh nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được may mắn này. Nhiều bé sinh ra đã mang trong mình những căn bệnh di truyền, bị tật bẩm sinh, trong đó có cả bệnh vàng da.

Vàng da ở trẻ sơ sinh là bệnh lý xảy ra khi nồng độ Bilirubin trong máu tăng cao. Chúng thâm vào da và các tổ chức khác gây nên bệnh vàng niêm mạc, vàng da. Bệnh vàng da cũng được chia thành 2 loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Cụ thể:

  • Vàng da sinh lý thường xuất hiện sau sinh khoảng 2 ngày. Đối với loại vàng da này, nó sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Bé chỉ đi cầu phân vàng hoặc tiểu vàng khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày. Sau khoảng 10 – 15 ngày bệnh sẽ tự khỏi mà không cần áp dụng các biện pháp điều trị.
  • Nhưng nếu bị vàng da ở mức độ nặng hơn, sau khoảng 1 – 2 tuần mà bệnh không khỏi, đi kèm theo đó là các triệu chứng như bủ bú, thiếu máu, ngủ nhiều, gan và lá lách to, chỉ số Bilirubin cao, tăng nhanh thì sẻ trở  thành vàng da bệnh lý. Những trẻ sinh non, trẻ không được bú sữa mẹ, sữa công thức, bị nhiễm khuẩn, trẻ có nhóm máu không tương thích với mẹ.. sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.

Những trẻ bị vàng da bệnh lý cần được chữa trị sớm để tránh gặp các biến chứng nguy hiểm. Trong đó phải kể đến tình trạng Bilirubin gián tiếp thấm vào não, gây hội chứng nhiễm độc thần kinh. Hệ quả là trẻ có thể bị bại não vĩnh viễn hoặc tử vong. Hiện nay, các phương pháp điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh gồm có:

  • Bổ sung nước và năng lượng cho con bằng cách bú mẹ hoặc truyền dịch. Đặc biệt, để làm tăng tốc độ chuyển hóa Bilirubin gián tiếp, các bác sĩ sẽ truyền dịch Albumin và một số thuốc khác.
  • Chiếu đèn vàng điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh: Đây được xem là phương pháp chữa trị vàng da ở trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn, dễ thực hiện và có chi phí điều trị khá hợp lý.
  • Thay máu: Phương pháp điều trị này được chỉ định khi bé xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như nhiễm độc thần kinh, nồng độ Bilirubin tăng cao hoặc áp dụng các biện pháp điều trị khác không hiệu quả.

Các phương pháp này có thể được dùng một cách riêng lẻ nhưng cũng có thể được kết hợp với nhau để tăng hiệu quả điều trị.

Thông tin cần biết về chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh xảy ra khi nồng độ Bilirubin trong máu tăng cao
Vàng da ở trẻ sơ sinh xảy ra khi nồng độ Bilirubin trong máu tăng cao

Mặc dù có khá nhiều phương pháp điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh, nhưng chiếu đèn vàng cho trẻ vẫn được xem là cách mang đến hiệu quả tốt, dễ dàng mà còn tiết kiệm chi phí. Chính vì thế, đây là phương pháp thường được chỉ định. Cùng tìm hiểu rõ hơn phương pháp này thông qua các thông tin dưới đây:

1. Chiếu đèn vàng là gì?

Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh là phương pháp sử dụng ánh sáng xanh hoặc trắng để chuyển Bilirubin thành Photobilirubin. Chất được chuyển hóa có khả năng tan trong nước, do đó nso sẽ được đào thải qua nước tiểu, từ đó làm giảm tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh.

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh dùng ánh sáng với bước sóng khoảng 400 – 500nm, cao nhất là 450 – 460nm. Đây là mức tương xứng với đỉnh hấp thụ của chất Bilirubin.

2. Chỉ định

Liệu pháp chiếu đèn chữa vàng da cho trẻ sơ sinh được chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Trẻ sinh non và có cân nặng dưới 1500g
  • Có nguy cơ vàng da do thiếu khối máu tụ
  • Trẻ có huyết tán, chỉ số Bilirubin không cao
  • Tất cả các trường hợp bị tăng Bilirubin gián tiếp 15mg% hoặc có chỉ số Bilirubin tăng theo từng ngày. Hoặc chỉ số Bilirubin tăng cao hơn chỉ số bình thường của từng trọng lượng.
  • Chỉ định chiếu đèn cho trẻ vàng da tăng Bilirubin gián tiếp khi đang chờ xét nghiệ, thay máu và cả sau khi thay máu.

3. Cơ chế hoạt động

Nên đưa bé đi khám và điều trị vàng da tại những cơ sở uy tín
Nên đưa bé đi khám và điều trị vàng da tại những cơ sở uy tín

Phương pháp chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh dùng năng lượng ánh sáng từ đèn phát ra. Luồng sáng sẽ đi xuyên qua lớp da, tác động lên các phân tử Bilirubin ở trong lớp mô mỡ dưới da để biến chúng thành các sản phẩm quang oxy. Các sản phẩm này có đặc điểm là tan được trong nước, không gây độc cho cơ thể và được thải trừ qua gan, thận.

Cường độ, tần suất chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh phụ thuộc vào các yếu tố như chỉ số Bilirubin cao hay thấp, nồng độ Bilirubin vướt quá mức quy định tính theo ngày tuổi là bao nhiêu, trọng lượng cơ thể, mức độ vàng da của bé. Ngoài  ra, nó còn tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ như sinh non, nhiễm khuẩn, các bệnh lý kèm theo…

4. Quy trình chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh

Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh được thực hiện theo các quy trình sau:

  • Các bác sĩ sẽ chuẩn bị một cái lồng ấp được vệ sinh sạch sẽ. Những lồng ấp này phải đảm bảo hoạt động tốt với những thông số thích hợp, đèn chiếu sáng đủ tiêu chuẩn. Cần đảm bảo cường độ ánh sáng xanh hoặc trắng có bước sóng từ 400 – 480nm, chiều cao từ đèn tới trẻ khoảng 30 – 50cm. Khi bắt đầu chiếu đèn điều trị cho bé, cần phải đánh dấu để thay đèn kịp thời. Vì thời gian của đèn tuýp chỉ hoạt động dưới 2000 giờ. Bên cạnh đó, phải chuẩn bị kính bảo vệ, băng che mắt.
  • Có sự trao đổi, giải thích kỹ lưỡng cho người nhà của bé về phương pháp chuẩn bị áp dụng.
  • Đánh giá tổng thể thể trạng, mức độ vàng da lâm sàng của bé trước khi tiến hành chiếu đèn.
  • Cởi hết quần áo của trẻ, chỉ quấn khố mông để giúp cho bề mặt da tiếp xúc với ánh sáng càng nhiều càng tốt.
  • Dùng vải tối màu để băng mắt cho bé
  • Cần đóng bỉm hoặc dùng các vật khác để che chắn bộ phận sinh dục. Tránh gây teo tinh hoàn ở những bé trai và gây ra các ảnh hưởng không tốt cho vùng sinh dục của bé gái.
  • Bật công tắc đèn. Tùy vào thân nhiệt của từng trẻ mà có sự điều chỉnh nhiệt độ lồng ấp khi chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh.
  • Các bác sĩ thay đổi tư thế nằm cho con với tần suất 2 – 4 tiếng một lần. Điều này sẽ đảm bảo làn da được tiếp xúc đều và nhiều nhất với ánh sáng của đèn.
  • Nên cho con bú sữa mẹ hoặc cung cấp thêm nước cho con trong thời gian điều trị. Tuy nhiên, cần đảm bảo con luôn được chiếu đèn ngay cả khi đang bú hoặc thực hiện các thủ thuật khác.
  • Nếu bé bị vàng da tăng Bilirubin nặng hoặc thấy tình trạng vàng da của con tăng lên, sử dụng đèn chiếu 2 mặt để điều trị.
  • Cứ sau mỗi 12 – 24 tiếng, bé cần được tiến hành xét nghiệm Bilirubin. Từ những kết quả xét nghiệm Bilirubin gián tiếp và toàn phần, các bác sĩ sẽ dự đoán được con cần chiếu đèn điều trị vàng da trong thời gian bao lâu.
  • Thời gian chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh kéo dài bao lâu còn tùy thuộc vào hiện tượng vàng da lâm sàng và kết quả xét nghiệm Bilirubin máu. Trong trường hợp xét nghiệm mà thấy Bilirubin trong máu giảm, tình trạng vàng da được khắc phục thì sẽ được chỉ định ngừng chiếu đèn.
  • Nếu thấy sau khi chiếu đèn mà Bilirubin vẫn tăng, da vẫn bị vàng thì các bác sĩ sẽ tiến hành thay máu cho con.
  • Trong suốt quá trình trong và sau điều trị bằng chiếu đèn, cần phải theo dõi sát sao mức độ vàng da, chỉ số Bilirubin trong máu, trọng lượng cơ, phản xạ bú mẹ, trạng thái tinh thần của bé. Mục đích của việc này là nhằm phát hiện kịp thời các triệu chứng nhiễm độc thần kinh nếu có. Trường hợp vàng da tăng cao, có thể kết hợp 2 – 3 phương pháp điều trị cùng một lúc.

5. Chiếu đèn chữa vàng da trong bao lâu?

Bổ sung nước cho con trong quá trình điều trị vàng da bằng chiếu đèn là rất quan trọng
Bổ sung nước cho con trong quá trình điều trị vàng da bằng chiếu đèn là rất quan trọng

Đối với những trẻ bị vàng da bệnh lý, điều trị bằng chiếu đèn kéo dài trong bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, nó phụ thuộc nhiều nhất vào chỉ số xét nghiệm Bilirubin trong máu, mức độ vàng da lâm sàng của con.

Ngoài ra, để bảo đảm an toàn cho con, cần đến thăm khám và điều trị tại các bệnh viện lớn, uy tín có sự giám sát, theo dõi của bác sĩ và nhân viên y tế. Bởi hiệu quả của phương pháp còn phụ thuộc vào cường độ ánh sáng, khoảng cách từ đèn đến bé hoặc bước sóng ánh sáng

6. Tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh có những ưu điểm như hiện đại, đơn giản, chi phí hợp lý, dễ thực hiện nhất. Nhưng ở mỗi phương pháp điều trị bên cạnh mặt ưu cũng sẽ có những hạn chế. Khi chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh, bé thường gặp các tác dụng phụ như sau:

  • Tăng thân nhiệt
  • Mất nước. Để phòng tránh, bác sĩ sẽ truyền dịch hoặc tăng nhu cầu nước cơ bản từ 15 – 20% thông qua đường ăn.
  • Đi tiêu phân xanh
  • Tăng kích thích
  • Rối loạn thân nhiệt
  • Mẩn đỏ ngoài da
  • Gây hiện tượng trẻ da đồng
  • Làm tổn thương nhãn cầu
  • Bỏng. Để phòng ngừa, cần theo dõi và kiểm tra vị trí bằng mắt
  • Không gây tác dụng phụ lên não.
  • Đối với những trẻ bị tăng Bilirubin trực tiếp thì không được chỉ định chiếu đèn.

7. Chi phí chiếu đèn chữa vàng da là bao nhiêu?

Bên cạnh các thông tin cần biết về quy trình thực hiện, các phụ huynh cũng rất quan tâm đến giá chiếu đèn chữa vàng da là bao nhiêu. Tuy nhiên, chi phí thực hiện phương pháp này sẽ có sự chênh lệch giữa các cơ sở y tế. Vì thế, tốt nhất là nên liên hệ với các bệnh viện cụ thể để có lời giải đáp rõ hơn về vấn đề này.

Trên đây là những thông tin cần biết về phương pháp chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh. Do đây là phương pháp hiện đại, để đảm bảo mang đến hiệu quả tốt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì thế, các bậc phụ huynh không nên tự chiếu đèn cho con ở nhà mà cần đến các cơ sở y tế để điều trị cho con.

Cùng chuyên mục

Mẹ bầu đang ở ba tháng đầu của thai kỳ không được uống nước dừa vì dễ gây sảy thai.

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng không được uống nước dừa vì dễ gây sảy thai. Sau ba tháng đầu của thai kỳ, các bà mẹ có thể uống...

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Cơ thể của trẻ sơ sinh đang rất yếu, hệ miễn dịch chưa được phát triển toàn diện nên rất dễ bị tổn thương. Do đó, cần phải được chăm...

TOP 10 Loại cốm dành cho trẻ biếng ăn, giúp bé ăn ngon ngủ khỏe

Các loại cốm dành cho trẻ biếng ăn thường được bổ sung lợi khuẩn, enzyme tiêu hóa và một số loại vitamin, axit amin và khoáng chất tốt cho sức...

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Hầu hết các bậc phụ huynh đều lo lắng về việc tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn. Bởi nếu vệ sinh không đúng cách, trẻ có thể bị...

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Hôi nách sau sinh đang là vấn đề mà nhiều chị em gặp phải. Bởi sau khi sinh, cơ thể của các mẹ bỉm sữa có sự thay đổi lớn...

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học là một trong những biện pháp cải thiện tình trạng dọa sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Biện pháp này...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn