Khi nào nên phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?

Cách khắc phục đau lưng do thoát vị đĩa đệm đơn giản

Tìm hiểu phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân và cách khắc phục

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Lời khuyên từ bác sĩ

Bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không?

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Triệu chứng và cách điều trị

Phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Tìm hiểu phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Ngày nay có rất nhiều phương pháp được sử dụng để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm từ việc sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật,… Trong đó có thể kể đến phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm được sử dụng khá phổ biến bởi độ an toàn, tiết kiệm chi phí và tỉ lệ khỏi bệnh lên tới hơn 90%. 

Vậy châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là như thế nào? Cùng tìm hiểu phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm để có thể trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong quá trình điều trị.

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là gì?

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là một thủ thuật sử dụng kim hình chỉ vào một điểm trên cơ thể để tiếp xúc với các huyệt có tác dụng giảm đau nhanh chóng. 

Phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm được đánh giá là phương pháp an toàn và hiệu quả lên đến 90%

Theo các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, khi thực hiện thao tác châm cứu sẽ có một lượng lớn chất steroid được sản sinh ra ở những vùng bị tổn thương một cách tự nhiên nhằm thúc đẩy quá trình tự sửa chữa ở cột sống và sau đó sẽ giải phóng hormone endorphin giúp xoa dịu cơn đau tức thì.

Bên cạnh hỗ trợ quá trình tự hồi phục, giúp xương khớp giãn ra để không bị chèn ép lên các dây thần kinh, thì quá trình điều trị này còn tạo ra cảm giác thoải mái, giúp cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn nhờ vào sự lưu thông khí huyết.

Tác dụng của phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp được đánh giá cao vì đã được kiểm chứng bởi độ an toàn cao, ít xảy ra rủi ro trong quá trình điều trị. Áp dụng biện pháp này kết hợp cùng với các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp cải thiện tình trạng như tinh thần thoải mái, giúp giấc ngủ ngon, giảm thiểu mệt mỏi,…

Biện pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm được áp dụng cho trường hợp bệnh đi kèm với các triệu chứng như chuột rút và sưng tấy. Đối với trường hợp nặng hơn sẽ được sử dụng kết hợp với một số thảo dược giúp bệnh nhân hồi phục, tuy nhiên hiệu quả của quá trình này sẽ kéo dài lâu hơn.

Dựa trên sự lưu thông khí huyết, người thực hiện sẽ sử dụng kim châm với độ sâu khác nhau ở những vùng bị đau nhằm giúp giải phóng các huyệt đạo, kinh mạch mở thông và cân bằng mạch máu chạy đều đến những vùng bị đau và tổn thương.

Hơn nữa, khi khí huyết được lưu thông sẽ giúp cho các dây thần kinh cột sống được nuôi dưỡng, các tế bào mô sụn được phục hồi nhanh chóng và từ đó các cơn đau ngay lập tức sẽ biến mất.

Áp dụng phương pháp châm cứu này sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, khả năng hồi phục nhanh chóng, các cơn đau sẽ được thuyên giảm đáng kể nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Phương pháp châm cứu thoát vị đĩa đệm có tốt không?

Theo tài liệu sách y học ghi chép rằng: Châm cứu là một liệu pháp được sử dụng từ thời xa xưa, bắt nguồn từ Trung Quốc cổ đại cách đây khoảng hơn 3000 năm. Tại thời điểm đó, các thầy thuốc sẽ sử dụng một vật nhọn kết hợp với nhiệt nóng để kích thích huyệt vị, giúp cân bằng âm dương cho cơ thể.

Theo y học cổ truyền cho rằng, cơ chế chữa bệnh của phương pháp này là dựa trên sự kiểm soát và điều hòa khí. Khí chính là giá trị cốt lõi giúp cân bằng âm dương, nếu dòng chảy của khí bị tắc nghẽn sẽ làm mất cân bằng âm dương và gây ra tình trạng rối loạn chức năng.

Do đó, phương pháp châm cứu này sẽ có tác dụng hỗ trợ đả thông kinh mạch, điều hòa khí huyết, cân bằng lại trạng thái âm dương và giúp cơ thể ổn định như ban đầu.

Theo y học hiện đại nghiên cứu chỉ ra rằng, liệu pháp châm cứu này sẽ giúp sản sinh ra loại hormone có tên gọi là endorphin có tác dụng kích thích các hoạt động của não bộ, quá trình chuyển hóa tuần hoàn máu được bổ sung và tăng cường, do đó sẽ giúp cơ thể giảm đau một cách tự nhiên.

Phương pháp châm cứu này được sử dụng chủ yếu ở các nước Á Đông, đến nay nó đã phát triển và lan rộng sang các quốc gia khác trong đó có Mỹ. Theo các chuyên gia y tế thuộc WHO nghiên cứu cho rằng, đây là phương pháp thực sự hiệu quả và có thể chữa khỏi nhiều bệnh khác nhau.

Các phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến

Ngày nay cùng với sự tiến bộ và phát triển của nền y học hiện đại, phương pháp châm cứu đã được nghiên cứu và cải tiến thành các phương pháp điều trị đa dạng nhằm phục vụ vào việc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có thể áp dụng một trong những phương pháp sau:

1. Châm cứu theo hình thức điện châm

Châm cứu theo hình thức điện châm là sự kết hợp giữa phương pháp Đông y và Tây y bằng cách sử dụng máy móc thiết bị hiện đại cùng với liệu pháp châm cứu theo y học cổ truyền mang đến tác dụng giảm đau và tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể.

Vận dụng phương pháp này sẽ giúp người bệnh giảm được tình trạng đau nhức một cách đáng kể sau mỗi liệu trình thực hiện. Đồng thời, phương pháp này sẽ giúp đả thông kinh mạch, tăng cường sức khỏe mang đến cảm giác thoải mái và thư giãn cho bệnh nhân.

Châm cứu theo hình thức điện châm chỉ áp dụng cho đối tượng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nhẹ và khi tình trạng đau nhức chưa diễn biến phức tạp.

Phương pháp điện châm sẽ được tiến hành như sau:

  • Đầu tiên, bác sĩ sẽ dùng một dòng điện có cường độ phù hợp với cơ thể của từng người thông qua các kim châm để tiến hành thực hiện châm cứu.
  • Sử dụng các đầu kim và châm tiếp xúc trực tiếp cùng với các huyệt vị rồi đưa dòng điện vào cơ thể quan đầu kim để tác động lên huyệt vị của đĩa đệm. Khi đó người bệnh sẽ có cảm giác tê tê ở vùng đốt sống lưng.
  • Phương pháp này thường được thực hiện kéo dài trong khoảng thời gian từ 20 – 30 phút, mỗi đợt thực hiện sẽ cách nhau từ 3 – 4 ngày.
  • Sau khi thực hiện phương pháp điện châm này, người bệnh sẽ cảm thấy tình trạng đau nhức được thuyên giảm đáng kể. Người bệnh cần kiên trì thực hiện bằng phương pháp này từ 7 – 10 lần để mang đến kết quả tốt nhất.

2. Châm cứu theo hình thức thủy châm

Châm cứu theo hình thức thủy châm là sử dụng các loại thuốc như Coramin, Adrenalin, vitamin B1 tiêm trực tiếp vào các huyệt đạo. Vận dụng phương pháp này giúp hỗ trợ giảm đau đáng kể đối với các bệnh lý về xương khớp, trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm.

Châm cứu theo hình thức thủy châm chỉ áp dụng cho đối tượng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nhẹ và trung bình, khi mà các cơn đau nhức làm ảnh hưởng nhiều đến bệnh nhân.

Phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Châm cứu theo hình thức thủy châm là phương pháp Đông Tây y kết hợp giúp giảm cơn đau đáng kể

Phương pháp thủy châm sẽ được tiến hành như sau:

  • Trước khi điều trị bằng thủy châm, bệnh nhân sẽ được yêu cầu chụp chiếu để xác định chính xác các huyệt vị.
  • Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành đưa kim châm xuống dưới da, giữ nguyên hướng của kim và không được thay đổi. Khi kim đã châm tới vị trí của các huyệt đạo thì lúc này thuốc sẽ được tiêm vào, người bệnh lập tức sẽ cảm thấy căng và tê tại vị trí thủy châm.
  • Phương pháp thủy châm sẽ được tiến hành cách nhau 2 ngày. Mỗi lần thực hiện từ 5 – 10 phút tùy theo tình trạng bệnh lý.

Tuy nhiên, đối với phương pháp này, trong quá trình điều trị có thể gây ra một số tác dụng phụ khi tiến hành thủy châm như hoa mắt chóng mặt, khô miệng,…

3. Châm cứu theo hình thức tinh dầu ngải cứu

Châm cứu theo hình thức tinh dầu ngải cứu là sử dụng cây ngải cứu đã được phơi khô sẵn kết hợp cùng với một số loại thảo dược để điều chế thành tinh dầu và dùng trong quá trình châm cứu với công dụng hỗ trợ giảm đau, tăng cường sự đàn hồi xương khớp.

Châm cứu theo hình thức tinh dầu ngải cứu chỉ áp dụng cho đối tượng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nhẹ và trung bình.

Phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Hơ điếu ngải cứu giúp đả thông kinh mạch hiệu quả

Phương pháp châm cứu theo hình thức tinh dầu ngải cứu sẽ được tiến hành như sau:

  • Trước tiên người thực hiện sẽ tiến hành chưng cất ngải cứu và một số loại thảo dược để thu được tinh dầu ngải cứu.
  • Sau đó, bác sĩ sẽ dùng kim châm vào các huyệt đạo rồi cho một lượng tinh dầu phù hợp theo trực tiếp vào cơ thể thông qua đường dẫn của cây kim châm.
  • Ngoài ra, có thể sử dụng ngải cứu đã phơi khô sao vàng, tán nhuyễn thành bột, sau đó dùng giấy quấn chặt thành điếu rồi châm lửa hơ với điếu ngải cứu vào các huyệt đạo.
  • Các tinh chất theo hơi nóng của ngải cứu sẽ giúp lưu thông khí huyết để đốt sống được phục hồi như trạng thái ban đầu.

4. Châm cứu thoát vị đĩa đệm theo hình thức truyền thống

Châm cứu thoát vị đĩa đệm thông thường được xem là phương pháp truyền thống mang d9e61n tta1c dụng lưu thông khí huyết, tăng cường sức khỏe và giảm đau đáng kể.

Châm cứu thoát vị đĩa đệm theo thông thường chỉ áp dụng cho đối tượng mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ hoặc trung bình, khi mà tình trạng thoát vị chưa chèn ép nặng nề lên các dây thần kinh.

Phương pháp châm cứu thông thường được tiến hành như sau:

  • Đầu tiên, bác sĩ sẽ xác định vị trí huyệt đạo rồi dùng kim châm vào vị trí này.
  • Phương pháp châm cứu thông thường này được tiến hành trong khoảng thời gian 30 phút. Để mang đến hiệu quả điều trị, người bệnh cần kiên trì thực hiện khoảng 10 lần.
  • Phương pháp châm cứu này sẽ giúp đả thông kinh mạch, tăng cường tuần hoàn máu và giúp giảm đau nhanh chóng.

Những lưu ý khi sử dụng phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm được đánh giá là khá an toàn, tuy nhiên nó cũng mang đến một số rủi ro nhất định. Vì vậy, trong quá trình tiến hành điều trị, người bệnh cần lưu ý đến những vấn đề sau đây:

  • Không được tự mình thực hiện châm cứu: Phương pháp châm cứu chỉ nên được thực hiện từ những người có chuyên môn, việc tự ý thực hiện có thể sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe và bệnh tình sẽ trở nặng hơn. Vì vậy, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện châm cứu.
  • Kết hợp việc châm cứu với các bài tập: Bên cạnh việc sử dụng phương pháp châm cứu để điều trị, người bệnh cũng có thể kết hợp với một số bài tập để mang đến hiệu quả cao như yoga để thư giãn, thoải mái. Đồng thời, tránh làm các công việc nặng nhọc hay khuân vác vì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng phục hồi bệnh.
  • Kết hợp chế độ ăn uống điều độ: Để hỗ trợ quá trình điều trị được rút ngắn thời gian, người bệnh cũng nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, omega-3,… hạn chế sử dụng các thực phẩm gây hại cho cơ thể và nghỉ ngơi hợp lý.

Bài viết trên là những chia sẻ về phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm, đây là phương pháp khá an toàn và tiết kiệm, nếu tình trạng của bạn đang ở giai đoạn nhẹ thì có thể tham khảo đến phương pháp châm cứu này.

Lưu ý rằng, nếu thường xuyên châm cứu mà vẫn không mang lại hiệu quả thì người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra tổn thương để thay đổi biện pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Lời khuyên từ bác sĩ

Cùng chuyên mục

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Lời khuyên từ bác sĩ

Thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh thường xuyên bị đau nhức, khó chịu, sưng tấy,… ở vị trí nhân nhầy bị thoát vị. Vậy bị thoát vị đĩa đệm...

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Triệu chứng và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ khiến người bệnh đau nhức vùng cổ, vai, gáy. Bệnh nhân cũng có thể bị tê bì hoặc mất cảm giác bàn...

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm có mang lại hiệu quả?

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm có tác dụng thư giãn cơ, giảm đau, tê bì, ê nhức lưng, hỗ trợ phục hồi chức năng vận động và làm...

Cách khắc phục đau lưng do thoát vị đĩa đệm đơn giản

Đau lưng do thoát vị đĩa đệm thường khởi phát thành từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ 1 - 2 tuần. Mức độ đau có thể âm ỉ đến...

Khi nào nên phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khiến người bệnh bị đau nhức, tê buốt, sưng tấy ở vùng lưng, thậm chí gây bại liệt, teo cơ. Phẫu thuật...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn