Cấy chỉ là gì? Tác dụng của phương pháp cấy chỉ & lưu ý

Cấy chỉ chữa viêm mũi dị ứng và thông tin cần biết

Cấy chỉ giảm béo – Giải pháp loại bỏ nhanh mỡ thừa

Cấy chỉ căng da mặt có tốt không? (Cấy chỉ collagen)

Phương pháp cấy chỉ chữa viêm xoang có hiệu quả?

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm – Ai nên áp dụng?

Cảnh giác! Tác dụng phụ của phương pháp cấy chỉ

Cấy chỉ chữa mất ngủ – Áp dụng đúng, ngủ ngon, sâu hơn

Cấy chỉ chữa hen suyễn (hen phế quản) và lưu ý

Cấy chỉ tơ tằm là gì? Tác dụng và ưu nhược điểm

Cấy chỉ chữa mất ngủ – Áp dụng đúng, ngủ ngon, sâu hơn

Cấy chỉ chữa mất ngủ là phương pháp sử dụng kim châm kết hợp với chỉ catgut (chỉ tự tiêu) tạo ra tác động cơ học lên huyệt vị trong một thời gian dài (khoảng 7 – 14 ngày). Tác động từ phương pháp này có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm căng thẳng thần kinh, điều hòa chức năng tim mạch và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

phương pháp cấy chỉ chữa mất ngủ
Có nên áp dụng phương pháp cấy chỉ chữa mất ngủ?

Cấy chỉ chữa mất ngủ là phương pháp gì?

Cấy chỉ là phương pháp điều trị được cải tiến từ châm cứu truyền thống. Phương pháp này sử dụng kim châm kết hợp với chỉ catgut (chỉ tự tiêu) tác động lên các huyệt vị nhằm tạo ra kích thích cơ học từ 7 – 20 ngày. Cấy chỉ có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, nuôi dưỡng cơ quan bị tổn thương, giải phóng kinh lạc bị ứ trệ, điều hòa miễn dịch và tăng khả năng phòng vệ của cơ thể.

Thực tế, cấy chỉ đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý thường gặp. Ngoài ra, phương pháp này còn được áp dụng trong lĩnh vực làm đẹp (nâng cơ mặt, giảm béo,…).

Phương pháp cấy chỉ chữa mất ngủ sử dụng kim châm cùng với chỉ tự tiêu tác động lên những huyệt vị tương ứng nhằm cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn và ngủ sâu giấc. Bên cạnh đó, phương pháp này còn hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn máu ở não bộ, giảm căng thẳng và phòng ngừa chứng suy nhược thần kinh.

Đối tượng nên cấy chỉ chữa mất ngủ

Phương pháp cấy chỉ chữa mất ngủ được thực hiện đối với những trường hợp sau:

  • Chứng mất ngủ (thất miên) do tâm căn suy nhược (do các bệnh lý ở tim như cao huyết áp, thiếu máu cơ tim gây hồi hộp, lo âu, đánh trống ngực, dẫn đến chứng khó ngủ và mất ngủ)
  • Điều trị hỗ trợ chứng thất miên ở các thể khác

Chống chỉ định cấy chỉ chữa mất ngủ

Tuy nhiên, những trường hợp sau không nên thực hiện điều trị bệnh mất ngủ bằng cấy chỉ:

phương pháp cấy chỉ chữa mất ngủ
Chống chỉ định điều trị mất ngủ bằng phương pháp cấy chỉ cho phụ nữ mang thai
  • Dị ứng với chỉ tự tiêu
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Vùng huyệt vị bị viêm nhiễm hoặc mắc các bệnh ngoài da (chàm)
  • Các trường hợp đang bị sốt
  • Cơ thể suy kiệt
  • Huyết áp và nồng độ đường trong máu không ổn định

Ngoài những đối tượng chống chỉ định trên, một số nhóm đối tượng cũng có thể gặp phải rủi ro và tác dụng phụ khi cấy chỉ. Vì vậy trước khi thực hiện, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng và tình trạng sức khỏe để được cân nhắc về việc áp dụng phương pháp này.

Quy trình cấy chỉ chữa bệnh mất ngủ

Cấy chỉ chữa mất ngủ là phương pháp điều trị không sử dụng thuốc, ít gây đau và có mức độ xâm lấn thấp. Nếu thuận lợi, phương pháp này chỉ mất khoảng 15 – 30 phút thực hiện và người bệnh hoàn toàn có thể trở về nhà trong ngày.

Quy trình điều trị bệnh mất ngủ bằng cấy chỉ bao gồm 3 giai đoạn chính:

1. Chuẩn bị trước khi thực hiện

Trước khi thực hiện cấy chỉ, bác sĩ cần tiến hành chẩn đoán nhằm xác định nguyên nhân và đặc điểm của giấc ngủ. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên phối hợp với bác sĩ trong việc khai thác tiền sử bệnh lý và tình trạng sức khỏe hiện tại nhằm đưa ra đánh giá về lợi ích và rủi ro khi thực hiện phương pháp này.

Sau khi được chỉ định điều trị bệnh mất ngủ bằng cấy chỉ, bệnh nhân nên thực hiện một số yêu cầu của thầy thuốc/ bác sĩ như:

  • Nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, lao động nặng nhọc và xúc động quá mức trước khi cấy chỉ ít nhất 24 giờ đồng hồ.
  • Tắm rửa sạch sẽ trước khi cấy chỉ 4 – 5 tiếng, hạn chế các hoạt động gây đổ nhiều mồ hôi và nên mặc trang phục rộng rãi để thuận lợi cho việc cấy chỉ.
  • Tránh dùng rượu bia, cà phê, thuốc, nước ngọt có gas và không hút thuốc lá trong ít nhất 24 giờ trước khi cấy chỉ. Đồng thời nên tránh tiếp xúc với hóa chất và bụi bẩn.
  • Không nên quá căng thẳng và lo âu quá mức. Tâm lý bất ổn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và làm tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ.
  • Người có sức khỏe yếu, dễ mệt và người cao tuổi nên nhờ người thân đi cùng để tránh tình trạng choáng đầu và hoa mắt sau khi thực hiện.
  • Không nên để bụng quá đói hoặc quá nó khi châm cứu và cấy chỉ.
  • Trong trường hợp đang sử dụng thuốc và viên uống hỗ trợ, nên chủ động thông báo với thầy thuốc. Nếu các loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và tăng rủi ro khi cấy chỉ, bác sĩ có thể yêu cầu trì hoãn thời gian thực hiện hoặc đề nghị ngưng thuốc nếu có thể.

2. Thực hiện trị mất ngủ bằng cấy chỉ

Thầy thuốc chuẩn bị các thiết bị cần thiết và bệnh nhân nằm thoải mái để lộ huyệt vị trước cấy chỉ. Sau đó, tiến hành cấy chỉ vào những huyệt vị tương ứng với tình trạng bệnh lý. Thực tế, quy trình cấy chỉ chữa mất ngủ không có tính đồng nhất mà được cá thể hóa tùy thuộc vào đặc điểm giấc ngủ và căn nguyên cụ thể.

cấy chỉ chữa mất ngủ
Thông thường để chữa mất ngủ, thầy thuốc thường cấy chỉ vào huyệt Phong trì, Bách hội, Nội quan

Các huyệt vị được cấy chỉ để điều trị bệnh mất ngủ:

– Huyệt Phong trì:

Huyệt Phong trì có tác dụng thanh nhiệt, sơ tà khí, minh mục, giải biểu và khu phong. Xoa bóp bấm huyệt, châm cứu và cấy chỉ huyệt vị này chủ trị chứng mất ngủ, đau đầu và đau mỏi vai gáy. Huyệt nằm ở chỗ hõm phía sau gáy, nằm giữa bờ trong cơ ức đòn chũm nối với bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.

– Huyệt Bách hội:

Huyệt Bách hội nằm ở chỉnh giữa đỉnh đầu. Huyệt vị này có tác dụng tiềm can dương, thăng dương, tức phong, bình can, định thần, khai khiến và hồi dương cố thoát. Cấy chỉ vào huyệt vị này giúp giảm tình trạng mất ngủ, khó ngủ do tim hồi hộp, tai ù, người mệt mỏi, đầu nặng và hay quên.

– Huyệt Nội quan:

Huyệt Nội quan nằm ở mặt trong cánh tay, cách lằn cổ tay 2 thốn đo lên ngay chỗ lõm giữa cơ gan tay lớn và bé. Huyệt có tác dụng thanh tâm bào, lý khí, trấn thống, an thần và định tâm.

Cấy chỉ vào huyệt Nội quan không chỉ giúp trị mất ngủ, ngủ ngon giấc mà còn cải thiện các triệu chứng do tâm căn suy nhược như đau vùng tim, hông sườn đau, hồi hộp và mệt mỏi. Ngoài ra, huyệt vị này còn có tác dụng trị đau dạ dày và bệnh động kinh.

– Huyệt Tam âm giao:

Huyệt Tam âm giao nằm ở mặt trong cẳng chân, đo từ đỉnh cao nhất của mắt cá chân lên 3 thốn. Huyệt vị này là giao hội của ba kinh chính trong cơ thể là Tỳ, Can và Thận. Cấy chỉ vào huyệt Tam âm giao có tác dụng khu phong, điều huyết, hóa thấp, ích thận, sơ can, kiện tỳ, thông khí trệ và bổ âm, chủ trị chứng mất ngủ do thần kinh suy nhược.

Ngoài ra, thầy thuốc cũng có thể gia thêm các huyệt vị tùy thuộc vào căn nguyên gây ra chứng thất miên:

  • Nếu do Tâm Tỳ hư tổn thì gia thêm huyệt Túc tam lý, Cách du và Tâm du
  • Nếu xảy ra do Tâm dương vượng hoặc Tâm huyết hư thủy, gia thêm huyệt Cách du và Tâm du
  • Trường hợp thất miên do Can, Đởm hỏa vượng và Thậm âm hư, thêm huyệt Cách du, Can du và Thận du
  • Nếu do Vị khí bất thông (không điều hòa), gia thêm huyệt Vị du, Tỳ du, Thiên đột và Túc tam lý
  • Mất ngủ do Thận – Tâm bất giao gia thêm huyệt Thận du

3. Theo dõi sau khi cấy chỉ

Quá trình cấy chỉ chữa bệnh mất ngủ kéo dài khoảng 15 – 30 phút tùy vào tình trạng sức khỏe. Sau đó, bệnh nhân cần nằm nghỉ ngơi và theo dõi tại bệnh viện/ phòng khám trong khoảng 30 phút. Nếu không có vấn đề bất thường, người bệnh có thể trở về nhà trong ngày. Tuy nhiên nếu có rủi ro phát sinh, bệnh nhân cần ở lại bệnh viện để được xử lý kịp thời.

  • Chảy máu: Bác sĩ sử dụng bông gòn ấn vào huyệt vị và dùng băng gạc để cầm máu.
  • Đau, sưng chỗ cấy chỉ: Có thể chườm đá để giảm viêm hoặc sử dụng thuốc chống viêm và kháng sinh trong trường hợp cần thiết.
  • Dị ứng chỉ tự tiêu: Sử dụng thuốc kháng histamine H1 để ức chế phản ứng dị ứng. Đối với những trường hợp dị ứng với chỉ tự tiêu, tuyệt đối không tiếp tục thực hiện cấy chỉ và các phương pháp sử dụng loại chỉ này.
  • Vựng châm: Vựng châm là tình trạng bệnh nhân bị tụt huyết áp, đổ mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, bất tỉnh,… khi châm. Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ xử lý theo phác đồ y khoa.

Tham khảo thêm: Cảnh giác! Tác dụng phụ của phương pháp cấy chỉ

Chăm sóc tại nhà sau khi cấy chỉ chữa mất ngủ

Cấy chỉ là phương pháp xâm lấn tối thiểu nên có thời gian phục hồi nhanh và chế độ chăm sóc tương đối đơn giản. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro phát sinh và hỗ trợ hiệu quả điều trị, bệnh nhân nên thực hiện chế độ chăm sóc khoa học theo hướng dẫn của thầy thuốc/ bác sĩ.

cấy chỉ chữa mất ngủ
Nên dành thời gian nghỉ ngơi và tránh lao động, vận động mạnh sau khi cấy chỉ chữa mất ngủ

Cách chăm sóc tại nhà sau khi điều trị bệnh mất ngủ bằng phương pháp cấy chỉ:

  • Tránh vận động mạnh và lao động nặng sau khi cấy chỉ. Thay vào đó, nên nghỉ ngơi ít nhất 4 – 5 tiếng để điều hòa huyết áp, giảm mệt mỏi, choáng đầu và phục hồi thể trạng.
  • Huyệt vị có thể bị chảy máu nhẹ sau khi thực hiện khoảng 1 – 2 tiếng. Để tránh nhiễm trùng, nên hạn chế chạm tay vào huyệt vị, đồng thời cần tránh mặc trang phục bó sát và thực hiện các hoạt động khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi như tập thể dục, mang vác nặng,…
  • Không sử dụng thuốc lá và đồ uống chứa cồn. Các thói quen này có thể làm gián đoạn quá trình phục hồi huyệt vị và thể trạng.
  • Kiêng cử tuyệt đối thực phẩm có tính hàn, tanh như nghêu, sò, bạch tuộc, cá, tôm và các món ăn được làm từ gạo nếp.
  • Phối hợp với một số biện pháp hỗ trợ như ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn,… để cải thiện chất lượng và kéo dài thời gian ngủ.

Cấy chỉ chữa mất ngủ chỉ đem lại hiệu quả khi thực hiện theo liệu trình. Vì vậy sau 7 – 14 ngày hoặc hơn (tùy theo chỉ định của thầy thuốc), bệnh nhân nên quay trở lại phòng khám/ bệnh viện để tiếp tục cấy chỉ. Liệu trình cấy chỉ không cố định mà phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và bệnh lý của từng trường hợp.

Điều trị mất ngủ bằng cấy chỉ có hiệu quả không?

Cấy chỉ là phương pháp cải tiến từ kỹ thuật châm cứu. Phương pháp này tạo ra kích thích cơ học trong thời gian dài (7 – 14 ngày) nên đem lại hiệu quả cao hơn so với những kỹ thuật truyền thống. Hơn nữa, cấy chỉ không phải thực hiện hằng ngày như châm cứu mà chỉ cần thực hiện 1 lần/ 7 – 14 ngày. Chính vì vậy, phương pháp này giúp bệnh nhân tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Thực tế cho thấy nếu chỉ định đúng, cấy chỉ có thể cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn và không sâu giấc do các chứng bệnh ở tim gây ra. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, cải thiện tình trạng tim đập mạnh, hồi hộp, đau đầu và hoa mắt.

Đối với chứng thất miên do các thể bệnh khác, cấy chỉ chỉ giúp cải thiện triệu chứng. Do đó để ổn định giấc ngủ lâu dài, bệnh nhân cần phối hợp với các phương pháp khác như sử dụng thuốc, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên,…

Mất ngủ là chứng bệnh thường gặp ở người già, người phải học tập và làm việc với cường độ cao. Bệnh có thể xảy ra do ảnh hưởng của các bệnh lý, sự thay đổi của các cơ quan trong cơ thể, căng thẳng thần kinh hoặc do các tác nhân bên ngoài.

Nếu chỉ phụ thuộc vào các phương pháp làm giảm triệu chứng, mất ngủ có thể tiến triển dai dẳng và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Vì vậy để điều trị mất ngủ hoàn toàn, bệnh nhân cần phối hợp các phương pháp chữa trị với việc xác định – loại trừ nguyên nhân gây bệnh.

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội như thời gian thực hiện nhanh, ít gây đau, tiết kiệm chi phí, không xảy ra hiện tượng phụ thuộc,… cấy chỉ chữa mất ngủ vẫn có một số mặt hạn chế như đau nhức, sưng viêm huyệt vị, nhiễm trùng, chảy máu, dị ứng chỉ tự tiêu và vựng châm.

Vì vậy, để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý thực hiện cấy chỉ tại các cơ sở y tế không đảm bảo vô trùng thiết bị và kỹ thuật viên có chuyên môn kém.

Cấy chỉ chữa mất ngủ là phương pháp điều trị được áp dụng tương đối phổ biến. Phương pháp này có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ và làm giảm các triệu chứng đi kèm như tim hồi hộp, lo âu, đau tức vùng ngực,… Tuy nhiên để điều trị bệnh mất ngủ dứt điểm, bệnh nhân nên phối hợp cùng với các phương pháp y tế và lối sống lành mạnh.

Tham khảo thêm:

Bình luận (33)

  1. Trần Anh says: Trả lời

    Tôi từng nghe về phương pháp cấy chỉ rồi, tuy nhiên đây là lần đầu tôi biết đến phương pháp cấy chỉ điều trị mất ngủ? Không biết là có hiệu quả không? Có đau đớn gì không? Ai từng sử dụng phương pháp này rồi cho tôi xin ít ý kiến ạ?

    1. Hoa Ban Nở says: Trả lời

      Mình cũng biết cấy chỉ có thể chữa được mất ngủ, nhưng vì làm cái này phức tạp hơn châm cứu nên cũng lo, tìm hiểu 1 thời gian rồi tuy nhiên là chưa biết chỗ nào làm uy tín, dù là các quảng cáo đều nói là không có tác dụng phụ hay biến chứng, nhưng dù sao cũng dùng thủ thuật, nên cũng lo lắng, đang cân nhắc tìm hiểu thêm xem như thế nào

    2. Luân Phạm says: Trả lời

      Trước tôi cũng bị mất ngủ mạn tính, cũng phải thường xuyên sử dụng thuốc ngủ, nhưng dùng lâu sợ bị lạm dụng rồi phụ thuộc vào thuốc nên cũng đi tìm thêm phương pháp điều trị như bấm huyệt thì công nhận thích thật, nhưng đi bấm huyệt cũng chỉ được 1,2 hôm, hôm sau lại mất ngủ, mà làm bấm huyệt lại cứ phải đi suốt. Sau tôi được biết đến phương pháp cấy chỉ này từ 1 bà bạn trong câu lạc bộ, ban đầu cũng hơi lo vì phải làm thủ thuật , sợ đau. Tuy nhiên được sự chia sẻ của bà bạn từng sử dụng phương pháp này rồi tôi mới dám thực hiện. Không hề đau đớn mà còn an toàn, đem lại hiệu quả lâu dài, tiết kiệm được chi phí với thời gian hơn nhiều so với việc đi bấm huyệt đấy mọi người

    3. Nguyễn Viết Tuần says: Trả lời

      Mọi người ơi, em nghe nói cấy chỉ chữa mất ngủ là một biện pháp sử dụng chỉ khâu phẫu thuật vi cấy ghép vào huyệt vị có tác dụng tồn lưu lâu dài trên huyệt trong khoảng thời gian khoảng từ 15 đến 20 ngày, nhưng việc tác động nhiều lần lên huyệt có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không nhỉ?

    4. An Nobi says: Trả lời

      Tôi thấy cấy chỉ là 1 bước tiến vượt bậc so với việc sử dụng phương pháp bấm huyệt, cả 2 đều có tác dụng lên huyệt và khi cấy chỉ đâm kim nhanh qua da và từ từ đưa chỉ được luồn trong lòng kim vào huyệt rồi rút ra, nên không có ảnh hường gì làm tổn thương đến huyệt đâu nhé!

    5. Trần trọng Nghĩa says: Trả lời

      Phương pháp cấy chỉ không hề gây đau đơn nhé, làm cũng rất nhanh , chỉ mất khoảng 15-30 phút thực hiện và 30p để theo dõi là có thể về nhà được rồi, không phải là phẫu thuật như bình thường của chúng mình phải nằm viện theo dõi gì đâu. Cảm giác chỉ hơi tê tê chút thôi :v

  2. Nông mai loan says: Trả lời

    Không biết là đưa chỉ vào trong cơ thể như vậy liệu có nguy cơ bị nhiễm khuẩn hay bị cơ thể đào thải ra không mọi người?

    1. Nguyễn Ngân says: Trả lời

      Không bạn ơi, người ta làm vô khuẩn mà.. nhưng cũng hên xui, tốt nhất khi đi làm tìm nơi nào uy tín mà làm, còn bình thường sẽ không nhiễm khuẩn đâu, chứ nhiễm khuẩn ai dám làm

    2. Yến bùi says: Trả lời

      Nhưng cơ thể mình có cơ chế bảo vệ nó sẽ đào thải những tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể ấy, thường sẽ gây viêm, thế người ta cấy kiểu gì mà không bị như vậy?

    3. Hải Tộ says: Trả lời

      Chuẩn rồi, đã làm phải kiếm chỗ nào uy tín không lại tiền mất tật mang.Bạn tham khảo địa chỉ này nhé, Mình ở Hà Nội trước có đưa bố mình đi cấy chỉ bên trung tâm thấy khá là ok luôn, bên trung tâm cũng có tiếng sẵn từ trước về điều trị theo phương pháp Y học cổ truyền rồi ấy, nên mình cũng an tâm phần nào https://www.thuocdantoc.org/cay-chi

  3. Minh Đức says: Trả lời

    Mẹ mình bị mất ngủ gần chục năm nay rồi , điều trị đủ các kiểu mà không khỏi? Không biết mẹ mình sử dụng phương pháp cấy chỉ được không nhỉ? Nhưng mẹ mình hơi ốm, liệu cấy vào có vấn đề gì không nhỉ?

  4. Minh Đức says: Trả lời

    Mình thì mình muốn hỏi trước thì mới đem mẹ đi khám ấy, vì nhà mình ở quê nên nếu đi thành phố để khám cũng khá là vất vả ạ

    1. Lê Trung Kiên says: Trả lời

      Mẹ mình trước đây cũng hay bị mất ngủ, ngủ chập chờn, ngày ngủ gà ngủ gật, xong thiếu tập trung nữa, mình có tìm hiểu rồi đưa mẹ mình sử dụng phương pháp cấy chỉ bên trung tâm thuốc dân tộc thấy khá là hiệu quả, điều trị 1 liệu trình 3 buổi là ok rồi, sau hôm đầu tiên thì về có hơi đau chỗ cấy nhưng 1, 2 hôm sau là mẹ bảo bất đầu thấy vào giấc dễ hơn rồi, xong bệnh cứ đỡ từ từ như vậy, ngủ dễ hơn và sâu hơn, lúc ngủ dậy mẹ cũng không có bị uể oải hay mệt mỏi như trươc snữa. Thêm cái này cũng không biết có phải do cấy chỉ không mà mẹ mình cũng bắt đầu ăn uống được hơn nên người có da có thịt, trông có sức sống hẳn. Đó giờ cũng phải hơn nửa năm rồi mà chuyện ngủ nghỉ của mẹ mình vẫn ổn lắm. Nhưng tùy vào nguyên căn mỗi người sẽ cấy số liệu trình khác nhau, cấy vào các huyệt khác nhau ấy. Bạn thử liên hệ với bên trung tâm để được tư vấn xem có cấy được không nhé . Số Tổng đài tư vấn nè (024)7109 6699/ (028)7109 6699. Bên này họ có hỗ trợ tư vấn online rất tốt, bạn ở xa vậy thì cứ gọi điện nhờ họ tư vấn trước xem mẹ bạn dùng cách này ok không, nếu được thì lúc đấy đưa mẹ bạn qua để cấy chỉ cũng được.

    2. Trần Thị Ánh says: Trả lời

      Cho mình hỏi bên trung tâm bạn bảo đó địa chỉ ở đây với làm việc những ngày nào thế ạ?

    3. Phạm Hồng Tuan says: Trả lời

      Đặt lịch trước là như nào hả bạn? Phải đặt lịch trước mới đến khám được à hay gì? Mình đặt lịch như nào?

  5. Nguyễn Hữu Dân says: Trả lời

    Cho tôi hỏi thì phải làm bao nhiêu liệu trình cấy chỉ thì mới hết tình trạng mất ngủ được nhỉ?

    1. Trần Hồng says: Trả lời

      Còn tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh của bác nữa, tuy nhiên đợt điều trị cơ bản cũng phải tầm 3-5 lần/ buổi đó ạ

    2. Khánh Phạm says: Trả lời

      Bảo hết thì làm sao mà hết được, dùng thuốc bấy lâu nay còn chả hết, mà cấy chỉ có mấy hôm lại hết, nói chung là là để hết hẳn thì khó, tôi nghĩ nó cải thiện hỗ trỡ được phần nào thôi

  6. Lê Tố Đàm says: Trả lời

    Tôi thấy không cấy chỉ mà dùng thuốc đông y cũng khỏi được đó, mỗi tội hơi lâu thôi, chứ cấy chỉ nghe đã thấy ghê ghê, tự nhiên bỏ chỉ vào cơ thể mình thấy nó kì kì

    1. Trịnh Viết Thuận says: Trả lời

      Mỗi phương pháp thì lại có 1 ưu thế riêng, bác cấy chỉ thì đỡ phải nhớ thời gian uống thuốc, đi đâu cũng dễ, tầm 15-20 ngày mới phải đi cấy lại, bên trung tâm nào người ta chu đáo thì người ta còn gọi điện nhắc không sợ quên, mà cấy chỉ là không hề dùng thuốc nên những ai mà không thích thuốc thì họ ưa dùng cách này hơn

  7. Hà Khả Tuấn says: Trả lời

    Tôi thấy mất ngủ có nhiều thể ấy, không biết là cấy chỉ có điều trị tất cả các dạng mất ngủ không nhỉ?

    1. Mai Nguyên says: Trả lời

      Cái này thì tôi không rõ, Trước tôi đi khám thì bác sĩ chỉ bảo mất ngủ chứ không bảo nguyên nhân gì, đến khi đi khám để cấy chỉ bác sĩ bảo tôi bị mất ngủ chứng thất miên do tâm căn suy nhược. Sau 5 lần cấy chỉ, chứng mất ngủ của tôi đã giảm đi rõ rệt, ngủ ngon hơn, không còn khó ngủ về đêm nữa,tinh thần cũng sảng khoái hơn nhiều

    2. Phạm Tiến says: Trả lời

      đúng rồi, phương pháp ngày ngày càng được ưa chuộng đấy ạ, ví dụ như các bệnh liệt nửa người, liệt chân tay, bệnh cơ xương khớp, các bệnh ngũ quan đem lại hiệu quả rất tốt

  8. Lê Văn Lân says: Trả lời

    theo mình được biết thì cấy chỉ trong phẫu thuật người ta sử dụng loại chỉ catgut là loại chỉ tự tiêu, theo tiêu chuẩn thì nó được xử lý bằng muối chrome giúp kéo dài quá trình hấp thu trong cơ thể và hạn chế mức thấp nhất phản ứng mô xung quanh, cũng như được bảo quản rất kĩ nên việc nhiễm khuẩn nếu có rất hi hữu, với công nghệ bây giờ nó cũng hiện đại nên cũng không phải lo lắng quá

  9. Nguyễn Văn Trường says: Trả lời

    Như thế là một đằng, nhưng điều kiện ở Việt Nam và phương pháp này chưa phổ biến nhiều nên mình cũng khá phân vân, các bác cho xin địa chỉ nào uy tín chút với ạ?

  10. Lê Văn Vượng says: Trả lời

    Bình thường thì từ 18 tuổi trở lên là có thể cấy chỉ được rồi, nhưng cũng tùy vào từng đối tượng nữa, có một số đối tượng không cấy chỉ được đó, nhưng bạn kể chung chung thế mình cũng không rõ có cấy được không

  11. trần anh tiến says: Trả lời

    mất ngủ thuộc chứng thất miên do hoạt động không điều hòa của ngũ chí (thần, hồn, phách, ý, trí), nên cấy chỉ là hợp lí rồi, nhưng cấy được hay không còn tùy vào đói tượng cấy chỉ, cái này bạn phải hỏi bác sĩ thì mới biết được ấy

  12. Lê Trung Kiên says: Trả lời

    Mẹ mình trước đây cũng hay bị mất ngủ, ngủ chập chờn, ngày ngủ gà ngủ gật, xong thiếu tập trung nữa, mình có tìm hiểu rồi đưa mẹ mình sử dụng phương pháp cấy chỉ bên trung tâm thuốc dân tộc thấy khá là hiệu quả, điều trị 1 liệu trình 3 buổi là ok rồi, sau hôm đầu tiên thì về có hơi đau chỗ cấy nhưng 1, 2 hôm sau là mẹ bảo bất đầu thấy vào giấc dễ hơn rồi, xong bệnh cứ đỡ từ từ như vậy, ngủ dễ hơn và sâu hơn, lúc ngủ dậy mẹ cũng không có bị uể oải hay mệt mỏi như trươc snữa. Thêm cái này cũng không biết có phải do cấy chỉ không mà mẹ mình cũng bắt đầu ăn uống được hơn nên người có da có thịt, trông có sức sống hẳn. Đó giờ cũng phải hơn nửa năm rồi mà chuyện ngủ nghỉ của mẹ mình vẫn ổn lắm. Nhưng tùy vào nguyên căn mỗi người sẽ cấy số liệu trình khác nhau, cấy vào các huyệt khác nhau ấy. Bạn thử liên hệ với bên trung tâm để được tư vấn xem có cấy được không nhé . Số Tổng đài tư vấn nè (024)7109 6699/ (028)7109 6699. Bên này họ có hỗ trợ tư vấn online rất tốt, bạn ở xa vậy thì cứ gọi điện nhờ họ tư vấn trước xem mẹ bạn dùng cách này ok không, nếu được thì lúc đấy đưa mẹ bạn qua để cấy chỉ cũng được.

  13. Nguyễn Hồng Nhung says: Trả lời

    Dạ trung tâm này ở Hà Nội bạn nhé, chỗ b31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, còn thời gian thì họ làm việc cả tuần luôn bạn nha, sáng từ 8h chiều đến 17h30 luôn, bạn đến trung tâm thì kinh nghiệm của mình là cứ đặt lịch trước cho nó chủ động bạn à

  14. Nghĩa Lê says: Trả lời

    không bình thường thì đến vào giờ làm việc vẫn được mà, mình chỉ nhắc là đặt lịch trước thì sẽ chủ động hơn thôi, cũng đỡ phải chờ đợi lâu nếu mà đông khách, bạn gọi điện cho trung tâm để đặt lịch hoặc điền vào form này nè https://www.thuocdantoc.org/dat-lich-kham-benh

  15. Hải Lê says: Trả lời

    Thuốc đông y còn có thuốc đông y này đông y kia, cũng chưa biết như nào, như tôi là tôi hay sót ruột để mà uống thuốc thời gian lâu là tôi hay nản lắm. Với cả may thì tìm được nơi bán thuốc uy tín với hiệu quả chứ đầy thuốc uống vô thưởng vô phạt cả năm trời cũng chả thấy khỏi ấy

  16. Phương Dung says: Trả lời

    Bây giờ công nghệ hiện đại, mình có thể điều trị theo phương pháp nào miễn là phù hợp, mình không cổ xúy cho việc cấy chỉ không tốt, nhưng không có gì là kì cả, hiệu quả nhanh, không chịu tác dụng phụ của thuốc thì ai chả thích

  17. Lộc Thành says: Trả lời

    Hình như cấy chỉ còn điều trị nhiều bệnh khác không chỉ mất ngủ đúng không mọi người ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chuyên mục

Cấy chỉ chữa hen suyễn (hen phế quản)

Cấy chỉ chữa hen suyễn (hen phế quản) và lưu ý

Cấy chỉ chữa hen suyễn (hen phế quản) là phương pháp trị liệu của Y học cổ truyền được thực hiện bằng cách cấy chỉ catgut vào bên trong huyệt...

Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ – Thông tin cần biết

Phương pháp cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ được giúp kiểm soát các triệu chứng đau nhức, sưng tấy, tê buốt,… do bệnh gây ra. Đây là một...

Hải sản là một trong những thực phẩm nên kiêng sau khi cấy chỉ

Cấy chỉ kiêng ăn gì trước – trong – sau khi thực hiện?

Để phương pháp cấy chỉ mang lại tác dụng tốt, không gây biến chứng, bệnh nhân cần tránh sử dụng một số thực phẩm nhất định. Vậy cấy chỉ kiêng...

Cảnh giác! Tác dụng phụ của phương pháp cấy chỉ

Nhiễm trùng, vựng châm, chảy máu huyệt vị, dị ứng chỉ tự tiêu,... là một số tác dụng phụ thường gặp của phương pháp cấy chỉ. Tình trạng này thường...

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm – Ai nên áp dụng?

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp sử dụng kim châm đưa chỉ tự tiêu (catgut) vào huyệt vị nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm đau...

Phương pháp cấy chỉ chữa viêm xoang có hiệu quả?

Phương pháp cấy chỉ chữa viêm xoang có hiệu quả?

Phương pháp cấy chỉ chữa viêm xoang hiện được rất nhiều người bệnh quan tâm vì tính an toàn và hiệu quả trong chữa trị các bệnh viêm xoang, hen...

Ẩn