Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền? [Bảng giá mới nhất]

Lòi dom là bệnh gì? Hình ảnh, nhận biết và điều trị

9 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hay, nhiều người dùng

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không hay phải trị?

Cắt, mổ trĩ bao lâu thì khỏi, lành hoàn toàn?

7 mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh hiệu quả, không cần thuốc

Các tác hại của bệnh trĩ có thể gặp (tổng hợp)

Bệnh trĩ có lây không và cách phòng ngừa hiệu quả?

Cắt trĩ khi nào? Các phương pháp và ưu – nhược điểm

Phẫu thuật cắt trĩ được áp dụng cho các trường hợp bị trĩ nặng, xuất hiện các biến chứng như chảy máu dai dẳng, yếu cơ thắt hậu môn, bĩ trĩ kèm theo tình trạng nứt, dò, viêm quanh hậu môn… Vậy có những phương pháp cắt trĩ nào? Ưu và nhược điểm của chúng ra sao? Các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này.

Tìm hiểu các phương pháp phẫu thuật trĩ
Tìm hiểu các phương pháp phẫu thuật trĩ

Khi nào cần phẫu thuật cắt trĩ?

Thông thường, các bệnh nhân bị bệnh trĩ độ 2 trở xuống không nhất thiết phải phẫu thuật. Đối với các trường hợp này, chỉ cần dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, các triệu chứng sẽ dần giảm bớt. Phẫu thuật trĩ thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị bệnh độ 3 trở lên và xuất hiện các biến chứng sau:

  • Chảy máu dai dẳng, kèm cảm giác đau, ngứa, rát khó chịu vùng hậu môn.
  • Có biến chứng yếu cơ dai dẳng, gây tình trạng thiếu máu.
  • Xuất hiện huyết khối, viêm, phù nề, nghẹt và hoại tử.
  • Bị bệnh trĩ kết hợp với sa niêm mạc trực tràng (trĩ vòng).

Các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ thường được áp dụng

Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ được chia thành 2 loại là phẫu thuật cắt đơn lẻ từng búi trĩ và phẫu thuật cắt toàn bộ búi trĩ. Dưới đây là các phương pháp được áp dụng:

1. Phẫu thuật cắt đơn lẻ từng búi trĩ

Mục đích của nó là nhằm lấy đi 3 búi trĩ tiên phát, giữ lại các búi trĩ một cầu da niêm mạc lành. Các cách cắt trĩ bao gồm:

*) Phẫu thuật Milligan T.C – Morgan C. N. -1937:

Các bác sĩ sẽ tiến hành bóc tác búi trĩ ở các vị trí 3h, 8h, 11h với tư thế sản khoa. Phẫu thuật trĩ bằng phương pháp này được thực hiện bắt đầu từ mép hậu môn tới tận gốc, chính là các trục động mạch. Thao tác khâu chỉ sẽ được thực hiện thông qua gốc búi trĩ, đồng thời thắt gốc trên cao. Tiếp đó, cắt bỏ búi trĩ ở bên dưới nút thắt. Để tránh tình trạng co thắt lên cao và để ngỏ vết mổ, việc cố định nút thắt sẽ được thực hiện ở cơ thắt trong. Do tỷ lệ tái phát thấp (chỉ chiếm khoảng 1 – 5%) nên nó được áp dụng ở nhiều nước khác nhau.

*) Phẫu thuật cắt trĩ khâu kín Ferguson J.A – 1959:

Phẫu thuật trĩ khâu kín thường gây biến chứng áp xe vết mổ
Phẫu thuật trĩ khâu kín thường gây biến chứng áp xe vết mổ

Tiến hành rạch một đường hình elip sâu đến tận bề mặt cơ thắt trong. Sau đó,tất cả da niêm mạc và tổ chức trĩ sẽ được lấy đi, thắt gôc, cắt bỏ và tạo thành vết mổ hình thoi. Tiến hành khâu vắt để đóng kin vêt mổ. Tuy nhiên, cách cắt trĩ này thường gây biến chứng là áp xe vết mổ.

*) Cắt trĩ dưới niêm mạc Parks A.G. – 1956:

Phương pháp này còn được gọi bằng cái tên là “để lại vạt da niêm mạc dài”. Nó nhằm vào mục đích bóc tách tổ chức trĩ dưới niêm mạc. Được bắt đầu bằng việc rạch một đường hình vợt lộn ngược từ mép hậu môn, tiếp đến là thắt búi trĩ và cắt bỏ búi trĩ, vạt da và niêm mạc không khâu. Đây là phương pháp phẫu thuật trĩ khó thực hiện, có tỷ lệ tái phát cao (khoảng 14 – 20%). Đồng thời còn gây nên tình trạng để lại nhiều da thừa hậu môn (chiếm khoảng 57% và có khoảng 1/3 trường hợp cần phải tiến hành cắt bỏ).

2. Phương pháp phẫu thuật cắt toàn bộ vòng trĩ

Bao gồm các kỹ thuật sau:

*) Phẫu thuật Whitehead W – 1882:

Phương pháp phẫu thuật trĩ này được tiến hành như sau:

  • Chia vòng trĩ làm 4 phần bằng cách rạch một đường dọc theo trục hậu môn. Mỗi phần đều được kẹp giữ bởi một kìm.
  • Sau đó, sử dụng kéo phẫu tích từ mép hậu môn đến đỉnh các búi trĩ, cách mép hậu môn khoảng 3 Từ đó tạo nên 4 vạt hình chữ nhật hoặc hình vuông.
  • Tiến hành cắt niêm mạc ở phía trên để lấy bỏ cả trĩ và niêm mạc da.
  • Cuối cùng, khâu niêm mạc trực tràng lành kéo xuống với mép hậu môn.

*) Cắt bỏ toàn bộ búi trĩ vòng bằng dụng cụ tự tạo:

Bệnh nhân phẫu thuật cắt trĩ có thể gặp phải biến chứng sau mổ
Bệnh nhân phẫu thuật cắt trĩ có thể gặp phải biến chứng sau mổ

Để thực hiện điều trị bằng phương pháp này, cần dựa vào các căn cứ:

  • Tiêu chuẩn chính được xác định là mức độ sa của vòng niêm mạc trĩ. Đối với tiêu chuẩn cơ bản, chỉ tiến hành mổ trĩ khi vòng trĩ sa thường xuyên (trên 3cm), trĩ sa khi gắng sức nhẹ (2 – 3cm) hoặc sa sau khi rặn phải dùng tay đẩy lên (1 – 2cm).
  • Tiêu chuẩn quan trọng được dựa vào mức độ mất máu. Dựa vào tính chất chảy máu ở hậu môn, tình trạng thiếu máu hoặc các triệu chứng lâm sàng thiếu máu mà các bác sĩ sẽ chẩn đoán được mức độ mất máu của cơ thể.
  • Dựa vào các triệu chứng khác tại hậu môn như ngứa, đau rát, khó chịu… Ngoài ra, còn dựa vào trung tiện mất tự chủ, ướt đũng quần hoặc các bệnh lý kèm theo như rò hậu môn, nứt hậu môn…
  • Giai đoạn của bệnh, mức độ ảnh hưởng đến đời sống thường ngày, nhu cầu đòi hỏi mổ và cần phải có sự phối hợp điều trị mổ của bệnh nhân.
  • Dựa vào thời gian bị bệnh, việc áp dụng các biện pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả.

Dụng cụ được sử dụng có hình trụ làm nòng tựa. Đường kính của có từ 2, 6 – 2, 8cm, được dùng để kéo vòng niêm mạc trĩ, dây cao su được dùng để cầm máu tạm thời. Tác dụng của chúng cụ thể như sau:

  • Tạo trường mổ ở phía bên ngoài ống hậu môn
  • Bịt kín để ngăn trực tràng thông với vị trí mổ
  • Có điểm tựa để xác định được vòng trĩ và kéo ống niêm mạc – da.
  • Điểm tỳ giúp rạch cắt đường cắt dưới cùng với đường cắt trên. Tiến hành phẫu tích tổ chức đúng với lớp giải phẫu.
  • Dùng nòng để garo cầm máu, bảo đảm cố định đường kính ống hậu môn, xoay để lộ các vị trí can thiệp thao tác kỹ thuật.

Về nguyên tắc kỹ thuật: Tiến hành cắt trĩ theo mức độ sa của vòng trĩ. Do đó phẫu thuật trĩ này còn được hiểu theo nghĩa là điều trị theo mức độ tổn thương bệnh lý.

Phương pháp phẫu thuật trĩ bằng dụng cụ tự tạo ít gây chảy máu, thời gian thực hiện ngắn, các thao tác kỹ thuật cắt bỏ được tiến hành chủ động. Đồng thời, phương pháp này tạo được diện cắt tròn phẳng, ống hậu môn được tái tạo. Chúng có tiết diện phù hợp với sinh lý hậu môn và cũng sẽ không gây tổn thương cho cơ thắt. Sau mổ chưa thấy gây ra biến chứng như lộn niêm mạc và hẹp hậu môn được chỉ định mổ lại, đại tiện mất tự chủ… Chính vì có những ưu điểm như trên mà phương pháp này được áp dụng khá rộng rãi.

*) Cắt trĩ bằng phương pháp Longo:

Phẫu thuật bằng phương pháp longo mang lại nhiều ưu điểm
Phẫu thuật bằng phương pháp longo mang lại nhiều ưu điểm

Trong số các cách cắt trĩ, phẫu thuật trĩ bằng phương pháp Longo là phương pháp mới nhất và được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay. Cũng giống như các kỹ thuật khác, phương pháp Longo được chỉ định cho những trường hợp bị trĩ vòng, trĩ nội và trĩ hỗn hợp độ 2 – 4. Đặc điểm của phương pháp này là tiến hành đồng thời cắt và khâu nối nhờ vào chiếc máy tự động. Chiếc máy này hoạt động dựa trên nguyên lý là kéo các búi trĩ trở lại hoạt động bình thường. Tiếp đến là tiến hành cắt, khâu phần mạch máu nuôi trĩ, khiến búi trĩ teo dần và nhỏ lại.

Với phương pháp này, nó đem lại các ưu điểm sau:

  • Quá trình phẫu thuật không cắt da hậu môn mà chỉ tiến hành nhấc búi trĩ và niêm mạc trực tràng. Mà tại đây lại là nơi không có quá nhiều dây thần kinh cảm giác, vì thế ít gây đau đớn cho bệnh nhân.
  • Thời gian tiến hành phẫu thuật nhanh, mỗi ca điều trị chỉ cần thực hiện trong khoảng 20 – 30 phút. Đồng thời, thời gian hồi phục của bệnh nhân cũng được rút ngắn. Thường sau khoảng 1 – 2 ngày sau ca mổ, người bệnh có thể xuất viện
  • Do nguyên lý thực hiện phương pháp Longo cắt trĩ là ít xâm lấn nên an toàn.
  • Không để lại sẹo xấu tại vùng hậu môn.
  • Sau điều trị, không làm bệnh tái phát hoặc tỷ lệ tái phát rất hiếm.

Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng phương pháp này cũng tồn tại một số hạn chế. Cụ thể như sau:

  • Không phải ai bị trĩ cũng có thể cắt trĩ bằng phương pháp Longo. Nó chỉ được thực hiện cho các trường hợp bị trĩ nội độ 2 – 4, trĩ vòng và thường không có tác dụng với người bị trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại.
  • Tuy ít khi xảy ra nhưng bệnh nhân vẫn có thể gặp biến chứng như: Viêm phúc mạc, nhiễm trùng, thủng trực tràng… Do đó, khi thấy có những dấu hiệu bất thường, cần quay lại bệnh viện để khám và điều trị.

Biến chứng sau khi phẫu thuật cắt trĩ

Có nhiều phương pháp mổ trĩ, mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tuy nhiên, dù áp dụng biện pháp nào thì đều tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng cho bệnh nhân. Dưới đây là các biến chứng có thể gặp phải sau khi điều trị:

  • Sau khi mổ bị chảy máu hoặc bị chảy máu thứ phát khoảng 5 – 10 ngày sau đó.
  • Hậu môn bị nhiễm khuẩn, mưng mủ, sưng nề
  • Rối loạn tiểu tiện, bí đái
  • Do quá trình phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu buộc vào niêm mạc ống hậu môn và cơ thắt nên bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức hậu môn.
  • Gây hẹp hậu môn
  • Hậu môn ướt do bị lộn niêm mạc trực tràng ra bên ngoài
  • Gặp phải tình trạng són phân không kiềm chế
  • Tái phát trĩ
  • Làm xuất hiện mẩu da thừa hoặc bị nứt kẽ hậu môn
  • Trĩ tái phát
  • Áp xe gan, nghẽn mạch phổi…

Trên đây là những thông tin cần biết về các phương pháp phẫu thuật trĩ mà chúng tôi tổng hợp được. Nếu còn băn khoăn không biết phẫu thuật có chữa khỏi hoàn toàn bệnh trĩ không hoặc chưa biết phương pháp nào nên dùng để chữa trị, hãy tham khảo những thông tin trên đây để tìm được lời giải đáp.

Cùng chuyên mục

Bệnh trĩ có nguy hiểm không mà ai cũng sợ?

Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường rất dễ gặp phải tình trạng đau rát, căng tức, khó chịu,... Đây là bệnh lý gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh...

Trĩ ngoại độ 3 nguy hiểm không, có cần phẫu thuật?

Trĩ ngoại độ 3 là giai đoạn búi trĩ bị sa ra ngoài, không thể tự co vào được, búi trĩ sưng to, tụ máu,... Vậy trĩ ngoại độ 3...

Làm sao phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại ? Loại nào nguy hiểm hơn ?

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh trĩ nội và trĩ ngoại khiến việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn. Cùng tìm hiểu về hai căn bệnh này để...

Chữa bệnh trĩ theo Đông y và những bài thuốc điều trị

Bệnh trĩ trong Đông y và các bài thuốc điều trị

Chữa bệnh trĩ bằng Đông y nên kết hợp sử dụng cả 3 dạng là thuốc uống, thuốc bôi và thuốc ngâm rửa để mang đến tác dụng tốt. Thêm...

Những điều cần biết khi cắt trĩ xong vẫn lòi

Cắt trĩ xong vẫn lòi có phải đã thất bại?

Có một sự thật rằng kỳ phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn rủi ro và biến chứng sau khi mổ và phẫu thuật cắt trĩ cũng không là trường hợp...

Dấu hiệu bệnh trĩ giai đoạn đầu và cách khắc phục

Bệnh trĩ ở giai đoạn đầu thường gây ra các triệu chứng nhẹ như đau rát vùng hậu môn, khó chịu, ngứa ngáy và chảy máu khi đại tiện. Ở...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn