Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Mách mẹ cách thoa phấn rôm cho trẻ đúng lúc và đúng cách

Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc có nên dùng phấn rôm cho trẻ sơ sinh hay không, bởi vì nếu không dùng phấn rôm đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Nếu mẹ đang băn khoăn không biết có nên dùng phấn rôm cho con hay không, cách thoa phấn rôm cho trẻ như thế nào đúng cách để phấn rôm phát huy tối đa hiệu quả, lại không ảnh hưởng đến sức khỏe thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này. 

Hiểu đúng về bản chất của phấn rôm

Cách thoa phấn rôm cho trẻ đúng cách
Thoa phấn rôm đúng cách cho trẻ sẽ giúp phát huy tối đa công dụng của phấn rôm

Không phải ngẫu nhiên mà lại có nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề có nên sử dụng phấn rôm hay không. Bởi vì đã có rất nhiều trường hợp sử dụng phấn rôm không đúng cách, kết quả là sức khỏe của bé bị ảnh hưởng, thậm chí có nhiều bé viêm da, hăm tã, rôm sảy nghiêm trọng, thậm chí có những bé bị viêm đường hô hấp do phấn rôm. Để sử dụng phấn rôm đúng cách, trước hết mẹ cần hiểu đúng về bản chất của sản phẩm này.

Phấn rôm là loại bột màu trắng được tạo ra từ nhiều công thức hóa học khác nhau. Tuy nhiên, thành phần chính của sản phẩm này vẫn là bột talc, đây là khoáng chất có thành phần cấu tạo là silicate magnesium ngâm nước, được điều chế ở dạng bột phất để sử dụng. Không chỉ được dùng để sản xuất phấn rôm, loại bột này còn được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất gạch men, mỹ phẩm, dây cáp, làm thức ăn cho vật nuôi hoặc làm thành một số loại thuốc viên không gây ngộ độc, không phản ứng phụ.

Phấn rôm được sản xuất từ nhiều công thức hóa học khác nhau tùy hãng nhưng thành phần chính là bột talc, muối kẽm, muối canxi, chất tạo mùi thơm, chất béo. Sản phẩm thường được các bậc cha mẹ sử dụng ngoài da cho trẻ để hút ẩm ở những vùng da có nếp gấp như bẹn, cổ, nách để tránh ẩm ướt, hăm tã. Ngoài ra, phấn rôm cũng được sử dụng để trị rôm sảy, tránh mẩn ngứa, giúp da trẻ thơm tho. 

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, cha mẹ cần sử dụng phấn rôm đúng cách. Khi sử dụng phấn rôm không đúng hoặc lạm dụng sản phẩm này, nó không chỉ không có tác dụng trị rôm sảy mà thậm chí còn khiến lỗ chân lông của bé bị bít tắc, khiến các bệnh hăm da, viêm da trở nên nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, trong phấn rôm có dầu thơm, chất béo, kẽm, canxi dùng ngoài da có thể hỗ trợ chăm sóc da nhưng nếu mẹ dùng không đúng cách, khiến trẻ hít phải phấn thì rất nguy hiểm. Việc thường xuyên hít phải phấn rôm sẽ khiến bé bị viêm đường hô hấp, gây tắc nghẽn đường thở, làm viêm nhiễm mô kẽ đường thở… 

Mách mẹ thoa phấn rôm đúng cách cho trẻ

Mẹ nên thoa phấn rôm cho trẻ sau khi tắm xong
Mẹ nên thoa phấn rôm cho trẻ sau khi tắm xong là tốt nhất

Ở giai đoạn đầu đời, làn da của bé rất mỏng manh, bé cũng ít được vận động tay chân, do đó, các vị trí có nếp gấp rất dễ bị ẩm ướt và hăm tã. Lúc này, để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị hăm tã, rôm sảy cho bé, cha mẹ thường tìm đến các loại phấn rôm. Nhưng việc thiếu kiến thức, không biết cách sử dụng sản phẩm này lại khiến tình trạng của bé ngày một nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số thông tin hướng dẫn mẹ cách thoa phấn rôm cho trẻ để không ảnh hưởng đến sức khỏe con yêu:

1. Thời điểm thoa phấn rôm phù hợp

Tác dụng của phấn rôm là ngăn ngừa, làm giảm tình trạng tiết mồ hôi ra da, giúp da của trẻ thông thoáng hơn. Thời điểm thích hợp để thoa phấn rôm cho con là sau khi tắm xong, điều này sẽ giúp da bé khô thoáng, không bị ngứa cũng phòng ngừa được rôm sảy vào mùa hè rất tốt cho con yêu.

Tuy nhiên, mẹ chỉ dùng một lượng vừa phải, không nên thoa quá nhiều, tuyệt đối không nên thoa khi da con tiết mồ hôi, khi bé đã bị rôm sảy, hăm tã. Việc dùng phấn rôm quá nhiều sẽ khiến lỗ chân lông của con bị bít tắc, khiến bé dễ bị nhiễm trùng da, viêm da, hăm da. Khi chăm sóc trẻ, nếu thấy con bị rôm sảy thì nên hạ nhiệt độ phòng, thường xuyên tắm rửa, mặc quần áo thoáng mát cho bé thì tình trạng rôm sảy sẽ được cải thiện. Việc dùng phấn rôm có thể khiến tình trạng rôm sảy của con trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Vị trí thoa phấn rôm

Nách, bẹn, cổ, mông… là những vị trí mà trẻ dễ bị hăm tã, ẩm ướt. Các bậc cha mẹ thường hay thoa phấn rôm vào các vị trí này để con không bị hăm. Thế nhưng thực tế thì, mẹ chỉ nên thoa phấn rôm lên vùng lưng và mông của bé. Tuyệt đối không được thoa lên vùng hội âm (mặt trong đùi, quanh âm hộ, bụng dưới), không rắc bột trực tiếp lên da con, cũng không được thoa phấn lên mặt và mắt.

Theo các nghiên cứu khoa học, khi sử dụng phấn rôm ở vùng kín của bé gái, bột talc sẽ di chuyển vào cơ thể đến buồng trứng. Nếu thường xuyên sử dụng, các chất trong phấn rôm sẽ kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư. Chính vì vậy, mẹ tuyệt đối không được dùng phấn rôm ở vùng kín hay mặt của con yêu để tránh nguy cơ ung thư.

3. Thoa phấn rôm đúng cách cho trẻ

Bên cạnh việc xác định thời điểm, vị trí thoa phấn rôm, mẹ cũng cần thực hiện các bước thoa phấn như sau:

  • Trước khi dùng, cần thử phản ứng của trẻ với sản phẩm mà mẹ chọn để sử dụng cho con bằng cách lấy một ít phấn ra tay, thoa nhẹ nhàng lên vùng vùng da nhỏ của bé, theo dõi trong 24 giờ nếu không có phản ứng bất thường thì mới sử dụng.
  • Mẹ chỉ cần dùng một lượng nhỏ phấn rôm, không nên dùng quá nhiều để tránh gây bít tắc lỗ chân lông khiến tình trạng hăm da, rôm sảy của bé thêm nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, chỉ dùng sau khi tắm xong để ngăn ngừa rôm sảy, không dùng khi bé đã bị hăm tã, rôm sảy. 
  • Mẹ nên thoa phấn rôm ra lòng bàn tay ở chỗ kín gió rồi mới thoa lên vùng lưng và mông của trẻ. Tuyệt đối không thoa phấn cho trẻ ở đầu ngọn gió, nơi có quạt, không thoa phấn khi bé đang bị hăm hay bị viêm nhiễm.
  • Sau khi dùng cần đậy nắp cẩn thận, để xa tầm tay của trẻ em, tuyệt đối không để trẻ cầm lọ phấn rôm để chơi, chỉ một lượng phấn rôm nhỏ xâm nhập cũng có thể gây tổn thương vùng mắt và chức năng hô hấp của trẻ. Mẹ cũng không nên thoa phấn rôm lên cổ 

4. Chọn phấn rôm chất lượng

Một lưu ý mà mẹ không thể bỏ qua chính là phải chú ý chọn loại phấn rôm chất lượng tốt, được sản xuất bởi các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Việc dùng phấn rôm ở các cơ sở không rõ nguồn gốc, chất lượng kém có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé yêu nhà bạn. Lý do là phấn rôm không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp mà còn có thể gây ung thư cho trẻ nếu chứa các thành phần độc hại. 

Một số lưu ý khi thoa phấn rôm cho trẻ

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu không thật sự cần thiết mẹ không nên thoa phấn rôm cho trẻ
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu không thật sự cần thiết mẹ không nên thoa phấn rôm cho trẻ

Khi thoa phấn rôm cho trẻ, mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Không nên thoa trực tiếp lên da bé mà phải đổ một ít vào lòng bàn tay rồi mới thoa từ từ lên da con, chỉ nên thoa ở vùng mông và lưng của bé, bên cạnh đó tốt nhất là không dùng cho bé gái vì dễ gây ung thư buồng trứng.
  • Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu có thể, mẹ tốt nhất không nên sử dụng phấn rôm, bé không cần phụ thuộc vào phấn rôm để giữ thông thoáng cho vùng mặc tã và các vùng da có nếp gấp. Hiện nay, có rất nhiều loại kem an toàn với thành phần lành tính có thể thay thế phấn rôm để điều trị hăm tã cho bé. Tốt nhất mẹ nên cân nhắc tình trạng của bé để xem xét có nên sử dụng phấn rôm hay không.
  • Mẹ nên hạn chế tối đa việc sử dụng phấn rôm cho trẻ, khi trẻ bị rôm do nóng, bạn nên cho bé mặc đồ thoáng mát, hạ thấp nhiệt độ phòng, ăn các thực phẩm mát cho bé bú, tắm nước mát cho bé. Nếu dùng phấn rôm thì cần chọn ở những sản phẩm uy tín chất lượng .
  • Để hạn chế rôm sảy, hăm tã cho con, mẹ nên cho bé mặc quần áo bằng chất liệu cotton, nếu bé hăm ở cổ thì cần tránh cọ xát ở cổ, đồng thời nên lưu ý thay tã 2 – 3 tiếng/lần. Mẹ nên chọn các loại bột giặt dịu nhẹ, chuyên dụng cho trẻ sơ sinh để tránh gây dị ứng cho trẻ. 
  • Khi bé bị hăm, để tránh tình trạng da bị nhiễm khuẩn, mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước sôi để nguội nhằm diệt khuẩn, không nên dùng nước quá nóng hoặc nước nóng pha với nước lạnh tắm cho bé. Việc tắm nước quá nóng sẽ gây khô da, làm vùng da bị hăm thêm nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, nhớ lau khô bằng khăn mềm cho bé sau khi tắm rồi mới mặc quần áo cho con.
  • Mẹ có thể thoa một ít dầu dừa lên vùng da bị hăm, lau sạch bằng khăn mềm, rồi dùng kem dưỡng da chuyên dụng cho trẻ bị hăm hoặc bị rôm sảy.

Tóm lại, việc thoa phấn rôm cho trẻ đúng cách cũng không quá phức tạp, mẹ chỉ cần nắm được một vài nguyên tắc và hiểu rõ bản chất của phấn rôm là có thể sử dụng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu không thực sự cần thiết, tốt nhất mẹ không nên sử dụng phấn rôm cho con, nếu phải dùng thì nên chọn các sản phẩm có thành phần hữu cơ để đảm bảo an toàn cho con yêu.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Không nên thoa phấn rôm trực tiếp lên da trẻ, không rắc phấn rôm trước mũi, miệng để tránh bé hít phải

Tác hại của phấn rôm đối với trẻ nếu không dùng đúng cách

Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc có nên sử dụng phấn rôm hay không, một số người cho rằng, phấn rôm có thể gây hại cho trẻ tuyệt...

Men tiêu hoá cho trẻ em

Phân biệt men vi sinh và men tiêu hóa: Hiểu đúng để dùng an toàn

Men vi sinh và men tiêu hóa tuy không quá xa lạ nhưng vẫn có nhiều mẹ chưa hiểu rõ sự khác biệt của hai loại men này và dễ...

Lịch tiêm chủng vacxin cho trẻ đầy đủ nhất năm 2020

Lịch tiêm chủng (tiêm phòng) vacxin cho trẻ đầy đủ nhất 2021

Tiêm chủng vacxin điều rất cần thiết để phòng bệnh cho trẻ. Nắm rõ lịch tiêm chủng vacxin cho trẻ sẽ giúp các bậc phụ huynh chủ động về thời...

Sữa non là gì? Có tốt cho bé không?

Sữa non là một trong những thực phẩm được nhiều gia đình lựa chọn để cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên, cũng không ích người chưa biết...

Tắm nước lá đinh lăng cho trẻ sơ sinh: Công dụng và lưu ý

Tắm nước lá đinh lăng cho trẻ sơ sinh là phương pháp sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên, lành tính để điều trị một số bệnh. Áp dụng...

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn xác nhất 2021

Bảng cân nặng cho thai nhi chính là thước đo để các mẹ bầu có thể theo dõi được sự phát triển của bé qua từng giai đoạn khác nhau....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn