Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

5 Cách điều trị vi khuẩn HP hiệu quả được chia sẻ từ chuyên gia

Hiện nay, cách điều trị vi khuẩn Hp hiệu quả nhất là sử dụng kháng sinh theo phác đồ của Bộ y tế. Bên cạnh đó, có thể áp dụng đồng thời với một số biện pháp hỗ trợ như dùng thuốc nam, bài thuốc Đông y, viên uống hỗ trợ và xây dựng chế độ chăm sóc khoa học.

Điều trị vi khuẩn HP
Điều trị vi khuẩn HP bằng cách nào hiệu quả?

Một số thông tin về vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) là trực khuẩn gram âm (-) có khả năng sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Loại vi khuẩn thường lây nhiễm thông qua hoạt động ăn uống chung, sử dụng chung vật dụng cá nhân, ôm hôn hoặc lây nhiễm trung gian qua các thiết bị y tế (thiết bị nội soi, đè lưỡi, dụng cụ nha khoa,…).

Sau khi xâm nhập vào dạ dày, vi khuẩn Helicobacter pylori có xu hướng bài tiết men urease nhằm trung hòa dịch vị. Ngoài ra, men urease cùng với các độc tố do vi khuẩn này bài tiết có thể phá vỡ màng nhầy bảo vệ khiến niêm mạc dạ dày bị ăn mòn, viêm và loét. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, sự xuất hiện của vi khuẩn Hp trong dạ dày chính là nguyên nhân gây ra hàng loạt các vấn đề tiêu hóa.

5 Cách điều trị vi khuẩn HP được chia sẻ từ chuyên gia

Nhiễm vi khuẩn Hp có thể gây viêm loét dạ dày, loét hành tá tràng, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản và ung thư dạ dày. Chính vì vậy, đối với trường hợp xét nghiệm dương tính với vi khuẩn này, bác sĩ thường đề nghị điều trị trong thời gian sớm nhất để tiệt trừ vi khuẩn hoàn toàn và ngăn ngừa biến chứng.

Để điều trị vi khuẩn Hp, có thể áp dụng một số biện pháp sau:

1. Sử dụng thuốc theo phác đồ của Bộ y tế

Điều trị vi khuẩn Hp theo phác đồ của Bộ y tế là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay. Trước khi đưa ra kháng sinh đồ, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi nhằm sinh thiết mô, sau đó nuôi cấy và xác định chủng vi khuẩn cụ thể.

Tương tự các loại vi khuẩn khác, vi khuẩn Hp được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, hầu hết các loại kháng sinh đều có hoạt tính kém ở môi trường axit nên phác đồ tiệt trừ vi khuẩn này thường phối hợp với 1 – 2 loại thuốc kháng axit để đảm bảo hiệu quả điều trị. Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp thường được chỉ định trong 14 ngày hoặc hơn tùy vào mức độ đáp ứng.

trị vi khuẩn Hp
Sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ là biện pháp điều trị vi khuẩn Hp hiệu quả nhất hiện nay

Phác đồ tiệt trừ vi khuẩn Hp từ Bộ y tế:

Phác đồ lần đầu:

  • Phác đồ 3 thuốc cơ bản: PPI (thuốc ức chế bơm proton) + Clarithromycin + Amoxicillin. Phác đồ này được chỉ định trong 14 ngày.
  • Phác đồ nối tiếp: Đối với những trường hợp đáp ứng kém với phác đồ 3 thuốc cơ bản, có thể áp dụng phác đồ nối tiếp bao gồm PPI + Amoxicillin trong 5 ngày tiếp theo. Sau đó dùng PPI + Tinidazole + Amoxicillin trong vòng 5 ngày kế tiếp.
  • Phác đồ 4 thuốc có Bismuth: PPI + Bismuth + Metronidazole/ Tinidazole + Tetracycline. Phác đồ này được chỉ định trong vòng 14 ngày.
  • Phác đồ 4 thuốc không có Bismuth: PPI + Clarithromycin + Amoxicillin + Tinidazole/ Metronidazole.

Phác đồ tiệt trừ lần 2:

  • Áp dụng phác đồ 4 thuốc có Bismuth nếu chưa từng áp dụng phác đồ này
  • Hoặc dùng PPI + Levoflaxacine + Amoxicillin trong vòng 10 ngày

Phác đồ cứu vãn:

  • Đối với những trường hợp thất bại trong điều trị lần đầu và lần thứ 2, có thể áp dụng phác đồ điều trị cứu vãn. Tuy nhiên trước khi chỉ định kháng sinh đồ, bác sĩ bắt buộc phải sinh thiết và nuôi cấy vi khuẩn để xác định mức độ kháng thuốc
  • Áp dụng phác đồ 3 thuốc chưa từng áp dụng
  • Pháp đồ 3 thuốc chứa Levofloxacine (PPI + Amoxicillin + Levofloxacin)
  • Phác đồ 4 thuốc có Bismuth nếu chưa áp dụng

Sau khi ngưng PPI 2 tuần và kháng sinh 4 tuần, bác sĩ sẽ đề nghị test hơi thở hoặc xét nghiệm phân để đánh giá hiệu quả điều trị. Điều trị được xác định thành công khi các xét nghiệm này đều cho kết quả âm tính (không có sự hiện diện của vi khuẩn Hp).

2. Hỗ trợ chữa vi khuẩn Hp bằng thuốc nam

Chữa vi khuẩn Hp bằng thuốc nam là phương pháp hỗ trợ. Biện pháp này thường được thực hiện song song hoặc sau khi kết thúc phác đồ điều trị của Bộ y tế nhằm đảm bảo tiêu trừ vi khuẩn Hp hoàn toàn, hỗ trợ phục hồi ổ viêm loét và cải thiện một số triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, nôn mửa, ăn uống khó tiêu,…

Một số thảo dược tự nhiên được sử dụng để chữa vi khuẩn Hp, bao gồm:

Điều trị vi khuẩn Hp bằng nghệ vàng (khương hoàng)

Nghệ vàng thường được sử dụng để điều trị các vấn đề ở dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,… Với hoạt chất curcumin, beta-carone và quercetin, thảo dược này có khả năng chống viêm, phục hồi, tái tạo niêm mạc bị tổn thương và trung hòa dịch vị.

trị vi khuẩn Hp
Hoạt chất Curcumin trong nghệ có khả năng ức chế hại khuẩn, phục hồi và tái tạo ổ viêm loét

Bên cạnh đó, hợp chất thực vật trong nghệ vàng còn hỗ trợ ức chế các loại nấm men, virus, ký sinh trùng và vi khuẩn có hại – bao gồm cả xoắn khuẩn Helicobacter pylori. Hơn nữa một số nghiên cứu cũng cho thấy, curcumin trong nghệ có khả năng chống loạn sản tế bào (giai đoạn tiền ung thư).

Với những tác dụng kể trên, nghệ vàng được tận dụng để điều trị vi khuẩn Hp, phục hồi ổ viêm loét ở dạ dày và tá tràng. Hơn nữa mẹo chữa từ thảo dược này còn giúp cải thiện các triệu chứng do tăng tiết axit quá mức như đầy bụng, đau thượng vị, khó tiêu,… Để chữa vi khuẩn Hp, bạn có thể dùng sữa nghệ, nghệ trộn mật ong hoặc trà nghệ từ 1 – 2 lần/ ngày trong liên tục 1 – 3 tháng.

Chữa vi khuẩn Hp bằng cây chè dây:

Cây chè dây là vị thuốc quý, thường được sử dụng để chữa mất ngủ và cải thiện các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Hiện nay, thảo dược này đã được nghiên cứu trên cơ sở khoa học về ứng dụng trong nhiều chế phẩm phòng ngừa và điều trị.

chữa vi khuẩn hp
Hợp chất flavonoid trong cây chè dây có khả năng ức chế hoạt động của xoắn khuẩn Hp

Các công trình nghiên cứu nhận thấy, hợp chất flavonoid trong cây chè dây có khả năng ức chế hoạt động của xoắn khuẩn Hp, hỗ trợ phục hồi vết loét và điều hòa hoạt động co bóp của dạ dày. Mặc dù hiệu quả kháng sinh kém hơn so với thuốc Tây, tuy nhiên ít có trường hợp vi khuẩn Hp kháng lại hoạt chất flavonoid từ thảo dược này.

Để hỗ trợ ức chế vi khuẩn Hp và phục hồi vết loét dạ dày, có thể dùng 60 – 70g chè dây sắc uống, chia thành 2 phần bằng nhau và dùng hết trong ngày. Nên dùng thuốc sắc trước khi ăn sáng để tăng hiệu quả tiệt trừ vi khuẩn.

Dùng cây dạ cẩm điều trị vi khuẩn Hp:

Dạ cẩm là một trong những loại thảo dược có khả năng ức chế vi khuẩn Hp. Theo y học cổ truyền, dược liệu này có vị hơi đắng, ngọt, tính bình, tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt và thường được sử dụng để trị viêm họng, lở loét miệng và viêm loét dạ dày tá tràng.

Nghiên cứu khoa học nhận thấy, alkaloid, saponin và anthraglycosid có tác dụng ức chế vi khuẩn Hp, nấm men và một số loại ký sinh trùng có trong niêm mạc dạ dày. Vào năm 1962, cây dạ cẩm đã được Bệnh viện Lạng Sơn dùng trong điều trị loét dạ dày và nhận thấy cải thiện tích cực như giảm ợ chua, vết loét phục hồi nhanh, giảm lượng axit dạ dày và tần suất đau thượng vị bùng phát giảm rõ rệt.

Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày có kèm vi khuẩn Hp, có thể dùng 20 – 40g dạ cẩm sắc uống. Chia nước sắc thành 2 phần bằng nhau, có thể dùng khi cơn đau khởi phát hoặc sử dụng trước khi ăn.

Các loại thuốc nam được sử dụng để điều trị vi khuẩn Hp có độ an toàn cao, ít gây ra tác dụng phụ và hầu như không xảy ra hiện tượng kháng thuốc như kháng sinh. Tuy nhiên dược tính của các thảo dược này thường kém nên cần phối hợp với phác đồ của Bộ y tế để tiệt trừ vi khuẩn hoàn toàn.

3. Điều trị vi khuẩn Hp bằng Đông y

Ngoài ra, vi khuẩn Hp cũng có thể được điều trị bằng bài thuốc Đông y. Khác với thuốc nam, bài thuốc Đông y phối hợp nhiều loại thảo dược nhằm tiệt trừ vi khuẩn, phục hồi ổ viêm loét, trùng hòa dịch vị, bồi bổ sức khỏe và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa.

Bài thuốc Đông y chữa vi khuẩn Hp thường được chỉ định đối với những trường hợp có bệnh lý nền và dễ gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh. Phương pháp này có thể giảm số lượng hại khuẩn, hỗ trợ phục hồi vết loét và cải thiện chức năng tiêu hóa.

chữa vi khuẩn hp
Thuốc Đông y thường được chỉ định cho đối tượng dễ gặp phải tác dụng phụ khi dùng kháng sinh

Sau khi điều trị bằng Đông y, bác sĩ có thể chỉ định phác đồ của Bộ y tế để tiệt trừ hoàn toàn vi khuẩn. Việc linh động áp dụng giữa bài thuốc Đông y với thuốc Tây giúp làm tăng hiệu quả và hạn chế nguy cơ điều trị thất bại. Bài thuốc Đông y điều trị vi khuẩn Hp thường không cố định mà được cân chỉnh tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng, mức độ tổn thương dạ dày và triệu chứng lâm sàng ở từng trường hợp.

Tuy nhiên, hầu hết các bài thuốc này thường chứa 4 nhóm dược liệu chính:

  • Nhóm dược liệu có tác dụng kháng sinh: Khổ sâm, bồ công anh, đại hoàng, dạ cẩm, chè dây,…
  • Nhóm thảo dược có tác dụng chỉ thống (giảm đau): Cam thảo, kê huyết đằng, sài hồ, huyền hồ, tam thất,…
  • Nhóm dược liệu có tác dụng hành khí, bồi bổ sức khỏe: Đương quy, mộc hương, bố chính sâm, bạch thược,…
  • Nhóm thảo dược có tác dụng thu liễm, trung hòa dịch vị: Vỏ hàu và ô tặc cốt (mai mực).

Ngoài ra ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ y học cổ truyền có thể gia giảm dược liệu tùy theo triệu chứng và khả năng đáp ứng.

4. Sử dụng viên uống hỗ trợ

Hiện nay bên cạnh điều trị bằng Tây, thuốc nam và Đông y, một số bệnh nhân còn sử dụng phối hợp với các viên uống hỗ trợ nhằm tăng hiệu quả điều trị, cải thiện triệu chứng lâm sàng và làm giảm tác dụng phụ khi dùng kháng sinh tiệt trừ vi khuẩn Hp.

chữa vi khuẩn hp
Các viên uống hỗ trợ thường chứa lợi khuẩn, kháng thể tự nhiên, chiết xuất thảo dược,…

Hầu hết các viên uống hỗ trợ được dùng để điều trị vi khuẩn Hp đều chứa thành phần chiết xuất từ thiên nhiên hoặc được chiết xuất bằng phương pháp thủy phân. Một số hoạt chất được ứng dụng trong các chế phẩm hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp, bao gồm:

  • Curcumin phytosome: Curcumin phytosome là hoạt chất kháng khuẩn được chiết xuất từ củ nghệ có khả năng ức chế vi khuẩn Hp và hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng do viêm loét dạ dày. So với Curcumin ở dạng nguyên thủy, Curcumin phytosome có khả năng hấp thu cao hơn 31.5 lần.
  • Yolk Immunoglobulin: Yolk Immunoglobulin hay còn gọi là kháng thể IgY từ lòng đỏ trứng. Hiện nay, thành phần này được sử dụng trong nhiều chế phẩm phòng ngừa và điều trị các bệnh lý liên quan đến vi khuẩn Hp. Thực nghiệm lâm sàng cho thấy, kháng thể IgY có khả năng ức chế men urease của vi khuẩn Hp, gây tổn thương màng tế bào và làm giảm khả năng bám của vi khuẩn vào thành dạ dày. Với cơ chế này, chế phẩm chứa kháng thể IgY có thể hỗ trợ tiêu trừ và giảm số lượng xoắn khuẩn Hp trong dạ dày.
  • Lợi khuẩn: Các viên uống hỗ trợ tiệt trừ vi khuẩn Hp còn chứa một số lợi khuẩn như Lactobacillus paracasei và Lactobacillus reuteri DSM 17648. Các lợi khuẩn này có tác dụng ức chế hại khuẩn trong dạ dày, đường ruột và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Hơn nữa, một số loại lợi khuẩn còn có khả năng gắn kết với vi khuẩn Hp tạo thành 1 tập hợp, sau đó được đào thải qua đường phân.
  • Chiết xuất thảo dược: Ngoài ra, viên uống hỗ trợ còn được bổ sung một số loại thảo dược như cam thảo hoặc chè dây nhằm tăng hiệu quả điều trị, cải thiện cơn đau thượng vị, giảm buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, chướng bụng và ăn uống kém.

Viên uống hỗ trợ có thể cải thiện các triệu chứng do vi khuẩn Hp gây ra, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo niêm mạc viêm loét và điều hòa hoạt động tiêu hóa. Tuy nhiên các viên uống này chỉ có tác dụng hỗ trợ, vì vậy nên tránh tình trạng phụ thuộc hoàn toàn. Thay vào đó, cần phối hợp đồng thời với phác đồ được bác sĩ chỉ định để tiêu diệt vi khuẩn Hp hoàn toàn.

5. Kết hợp với chế độ chăm sóc khoa học

Chế độ chăm sóc có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị vi khuẩn Hp. Xây dựng thói quen chăm sóc khoa học giúp giảm nhẹ các triệu chứng lâm sàng, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, hỗ trợ tiêu trừ vi khuẩn và tái tạo ổ viêm loét.

Ngược lại, lối sống không lành mạnh có thể kích thích dạ dày tăng tiết axit khiến số lượng vi khuẩn tăng lên nhanh chóng, thúc đẩy tốc độ ăn mòn niêm mạc và làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị.

chữa vi khuẩn hp
Chế độ chăm sóc là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị vi khuẩn Hp

Vì vậy bên cạnh các phương pháp y tế, cần hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp với chế độ chăm sóc khoa học như sau:

  • Tăng cường bổ sung nước, chất xơ và vitamin vào chế độ dinh dưỡng. Các thành phần này có khả năng trung hòa dịch vị dạ dày, làm chậm quá trình ăn mòn niêm mạc và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa.
  • Có thể dùng một số loại thực phẩm có khả năng kháng khuẩn và tiêu viêm như gừng, đinh hương, bạc hà, xô thơm, hạt thìa là, nghệ, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và Omega 3 vào chế độ dinh dưỡng.
  • Nên ăn uống điều độ, chia nhỏ khẩu phần ăn, ăn chậm nhai kỹ và ăn chín uống sôi để giảm áp lực lên dạ dày, đường ruột và ngăn ngừa viêm nhiễm ổ loét.
  • Tránh dùng thức ăn nhanh, đồ hộp, thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng, muối, đường,… Đồng thời cần kiêng cử tuyệt đối bia rượu, thuốc lá, cà phê, trà đặc và nước ngọt có gas.
  • Tránh ăn uống chung, tiếp xúc thân mật và sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khỏe mạnh nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
  • Thay đổi một số thói quen sinh hoạt có khả năng kích thích dạ dày tăng bài tiết dịch vị như thức khuya, căng thẳng, làm việc quá sức,…
  • Ngoài ra, nên tập thể dục từ 15 – 30 phút/ ngày nhằm nâng cao thể trạng, cải thiện chức năng miễn dịch và hỗ trợ thúc đẩy hoạt động tiêu hóa. Thể trạng khỏe mạnh là một trong những yếu tố quan trọng giúp đẩy lùi vi khuẩn Hp và tăng tốc độ phục hồi ổ loét ở niêm mạc dạ dày.

Một số lưu ý khi điều trị vi khuẩn Hp

Hiện nay, các trường hợp vi khuẩn Hp kháng kháng sinh có xu hướng tăng lên theo thời gian. Vì vậy trong quá trình điều trị, cần lưu ý một số thông tin quan trọng sau:

  • Phải tiến hành thăm khám trước khi điều trị vi khuẩn Hp. Tự ý sử dụng thuốc có thể làm giảm độ nhạy cảm của vi khuẩn và tăng nguy cơ kháng thuốc.
  • Cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều dùng và thời gian sử dụng. Hạn chế tối đa tình trạng quên sử dụng thuốc hoặc tự ý ngưng thuốc.
  • Các loại thuốc được sử dụng trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp có thể gây ra một số tác dụng phụ. Để giảm các tác dụng ngoại ý, có thể bổ sung sữa chua và một số chế phẩm chứa lợi khuẩn vào chế độ dinh dưỡng.
  • Nếu có ý định phối hợp giữa thuốc Tây với thuốc nam, thuốc Đông y, viên uống hỗ trợ,… nên tham vấn y khoa để dự phòng hiện tượng tương tác.
  • Hiện nay, điều trị chính đối với vi khuẩn Hp là sử dụng thuốc theo phác đồ của Bộ y tế. Vì vậy cần tránh phụ thuộc hoàn toàn vào các phương pháp hỗ trợ.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi phát sinh các biểu hiện bất thường.

Bài viết đã tổng hợp một số cách điều trị vi khuẩn Hp phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên thông tin trên chỉ có tính chất tham khảo. Để được tư vấn cụ thể về hướng điều trị và chế độ chăm sóc, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa.

Cùng chuyên mục

Đau dạ dày có thể tự khỏi nếu người bệnh chăm sóc sức khỏe đúng cách tại nhà.

Đau dạ dày bao lâu thì khỏi và có tự hết không?

Bệnh đau dạ dày hình thành là do niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm loét. Đối với những trường hợp nhẹ, cơ thể có khả năng tự chữa...

Nên ăn và kiêng ăn gì khi bị xuất huyết dạ dày?

Nắm bắt vấn đề Bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì, kiêng gì là cơ sở để thiết lập thực đơn ăn uống khoa học và lành mạnh. Kết...

Mẹo chữa đau dạ dày bằng lá mơ lông bạn nên thử

Chữa đau dạ dày bằng lá mơ lông là phương pháp hỗ trợ có nguồn gốc từ dân gian. Phương pháp này có cách thực hiện khá đơn giản, nguyên...

Viêm hang vị phù nề xung huyết là bị gì ? Có nguy hiểm không?

Viêm hang vị phù nề xung huyết là tình trạng nặng của bệnh viêm hang vị dạ dày. Gây ra những tổn thương nặng nề ở vùng dạ dày. Nếu...

Bị viêm loét dạ dày nên ăn rau gì tốt, hỗ trợ quá trình điều trị là thắc mắc chung của nhiều người

Bị viêm loét dạ dày nên ăn rau gì tốt?

Rau xanh là nhóm thực phẩm đặc biệt tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Rau xanh không chỉ nguồn thực phẩm giàu chất khoáng sẽ giúp hoạt động...

Nghệ kết hợp với mật ong ngoài việc chữa đau dạ dày còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Chữa đau dạ dày bằng nghệ bạn đã làm đúng cách?

Chữa đau dạ dày bằng nghệ là một phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng. Trong nghệ chứa hoạt chất curcumin có tác dụng chống oxy hóa rất...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn