Bị viêm đường tiết niệu khi mang thai phải làm sao?

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em: Dấu hiệu, cách điều trị

Các kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu và điều cần biết

5 bệnh viện khám viêm đường tiết niệu tốt nhất Hà Nội

12 Cách Chữa Viêm Đường Tiết Niệu Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh

Viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?

Mẹo chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô và lưu ý

Bệnh viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Mất bao lâu?

5 Địa chỉ khám viêm đường tiết niệu tốt nhất tại TPHCM

12 Cách Chữa Viêm Đường Tiết Niệu Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh

Bài thuốc từ râu ngô, tỏi, cỏ đuôi ngựa, bồ công anh… là những cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà được nhiều người áp dụng. Vậy các bài thuốc chữa trị này có hiệu quả không? Cách thực hiện như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp cho các vấn đề trên.

I/ Top 12 cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả

Bị viêm đường tiết niệu phải làm sao?
Bị viêm đường tiết niệu phải làm sao?

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở cả nam và nữ giới. Để điều trị, ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh chữa nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn có thể áp dụng các cách chữa bệnh tại nhà hiệu quả nhanh. Sau đây là các bài thuốc thường được sử dụng:

1. Chữa viêm đường tiết niệu bằng rau diếp cá

Không chỉ được dùng như  một loại rau, diếp cá còn có nhiều công dụng chữa bệnh. Trong đó dùng lá diếp cá chữa viêm đường tiết niệu là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Đây là loại rau có tính lạnh, vị hơi tanh. Theo Đông y, những  chất trong lá diếp cá có tác dụng kinh phế, hỗ trợ chữa trị các bệnh như bí tiểu, viêm bàng quang, u nhọt… Chính vì vậy, có thể dùng loại lá này để làm giảm các triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu.

Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng rau diếp cá được thực hiện như sau:

Chuẩn bị:

  • 1 bó rau diếp cá, có thể dùng lá diếp cá tươi hoặc khô.
  • Đường.

Cách thực hiện:

  • Diếp cá đem rửa sạch, loại bỏ các lá úa, lá hỏng.
  • Đem nó cho vào máy xay sinh tố, ép lấy nước cho vào ly. Để dễ uống, có thể thêm đường vào rồi uống hàng ngày.
  • Một số người không thể chịu được mùi tanh nồng của loại lá này. Trong trường hợp đó, có thể đem lá diếp cá phơi khô, đem sắc lấy nước uống mỗi ngày.

2. Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng cây dâu gấu

Từ lâu cây dâu gấu đã được để điều trị hoặc làm giảm các triệu chứng bệnh đường tiết niệu. Sở dĩ loại cây này có tác dụng trong việc chữa bệnh là do chứa arbutin. Chất này có khả năng kháng khuẩn mạnh, có khả năng loại bỏ virus, vi khuẩn, nấm.

Chưa hết, cây dâu gấu còn có tác dụng lợi tiểu. Chính vì vậy, nó sẽ đào thải lượng nước tiểu nhiều hơn trong ngày, giúp cho đường tiết niệu được sạch sẽ và hạn chế được các vi sinh vật.

Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả nhanh
Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả nhanh

Bài thuốc từ cây dâu gấu trị viêm đường tiết niệu như sau:

Chuẩn bị: 3g cây dâu gấu khô

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch nguyên liệu, cho vào ấm và sắc lên với 200ml nước.
  • Sau khi nước sôi kỹ, chắt lấy nước thuốc để uống. Mỗi ngày nên uống khoảng 3 – 4 cốc nước dâu gấu để đạt được hiệu quả.
  • Tuy nhiên không nên uống quá nhiều nước của cây này, bởi dùng quá nhiều có thể gây ngộ độc, buồn nôn hoặc nôn mửa.

3. Bài thuốc từ cỏ đuôi ngựa

Nếu đang tìm một cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà, bạn không thể bỏ qua bài thuốc từ cỏ đuôi ngựa. Đây được xem là một trong những loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, phổ biến nhất trên thế giới. Do đó, nó được xem là phương pháp hữu hiệu đê điều trị bệnh viêm đường tiết niệu.

Theo một vài nghiên cứu, cỏ đuôi ngựa chứa chất saponin giúp lợi tiểu, từ đó loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh. Cách thực hiện bài thuốc này cũng khá đơn giản, chỉ cần thực hiện như sau:

Chuẩn bị: 1 thìa bột cỏ đuôi ngựa

Cách làm:

  • Chuẩn bị một cốc nước sôi nóng, cho bột cỏ đuôi ngựa vào rồi khuấy đều.
  • Chờ trong vòng 5 phút, sau đó dùng nó để uống hàng ngày.
  • Chỉ được dùng tối đa 3 cốc nước cỏ đuôi ngựa mỗi ngày và chỉ được sử dụng không quá 1 tuần. Bởi vì đây là bài thuốc có khả năng lợi tiểu mạnh, bên cạnh khả năng loại bỏ lợi khuẩn, nó cũng làm mất luôn các khoáng chất quan trọng của cơ thể. Nếu muốn dùng lâu dài, hãy dùng 1 tuần, sau đó ngưng một thời gian rồi lại dùng tiếp.

4. Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng trà râu ngô

Râu ngô rất quen thuộc đối với chúng ta, nhưng tác dụng của chữa bệnh của nó thì ít ai biết đến. Dược liệu này thường có mặt trong các bài thuốc chữa bệnh thận. Bên cạnh đó, những hoạt chất dồi dào như vitamin C, A, B2, B1… đặc biệt là tannin, tecpenoit, ancaloit có trong râu ngô còn có tác dụng kháng khuẩn. Từ đó làm giảm triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu.

Râu ngô chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, lợi tiểu
Râu ngô chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, lợi tiểu

Chưa hết, cũng giống như cỏ đuôi ngựa hay cây dâu gấu, râu ngô có tác dụng lợi tiểu. Vì vậy, các vi khuẩn tồn tại trong đường tiết niệu cũng sẽ được loại bỏ. Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà từ râu ngô được thực hiện như sau:

Chuẩn bị: Râu ngô tươi hoặc khô.

Cách thực hiện:

  • Râu ngô đem rửa sạch, cho vào ấm đun sôi lên với nước. Hoặc có thể dùng râu ngô hãm trong nước ấm khoảng 5 – 10 phút sau đó để nguội.
  • Chắt lấy nước để uống 2 – 3 lần mỗi ngày. Dùng thường xuyên loại nước này không chỉ giúp làm giảm bệnh viêm đường tiết niệu mà còn thanh lọc cơ thể.

5. Bài thuốc từ tỏi trị viêm đường tiết niệu

Nếu chưa biết chữa viêm đường tiết niệu tại nhà như thế nào cho hiệu quả, áp dụng cách chữa từ tỏi là phương pháp vừa đơn giản, vừa có tác dụng tốt trong việc làm giảm triệu chứng bệnh.

Theo các nghiên cứu, trong tỏi chứa hàm lượng lớn các chất kháng sinh tự nhiên như Glycogen, Allicin… Chúng đều có khả năng sát trùng, diệt khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, hàm lượng các dưỡng chất và khoáng chất dồi dào như vitamin C, B, A… giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể từ bên trong.

Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng tỏi được thực hiện như sau:

Chuẩn bị: 3 – 4 nhánh tỏi tươi

Cách thực hiện:

  • Lột sạch vỏ tỏi, đem chúng rửa với nước rồi thái thành từng lát mỏng.
  • Xếp các miếng tỏi ra đĩa, phơi khoảng 15 phút trong không khí. Điều này sẽ làm cho các chất kháng sinh trong tỏi có thể tương tác với oxy, tạo ra những chất đặc biệt để phòng ngừa ung thư.
  • Ăn sống những miếng tỏi vừa phơi, thực hiện hàng ngày để mang lại tác dụng tốt nhất.

Ngoài cách ăn sống, bạn có thể cho thêm tỏi vào những món ăn hàng ngày của mình. Nhưng cách dùng này không tốt bằng việc ăn sống, bởi trong quá trình chế biến, các chất có trong tỏi sẽ bị biến đổi hoặc giảm bớt.

6. Chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng cây hoàng dương

Bài thuốc chữa nhiễm trùng đường tiết niệu từ cây hoàng dương
Bài thuốc chữa nhiễm trùng đường tiết niệu từ cây hoàng dương

Đây cũng là bài thuốc chữa nhiễm trùng được tiết niệu được nhiều người áp dụng. Bởi lá của cây hoàng dương có khả năng lợi tiểu, kháng khuẩn, giúp chống lại các vi sinh vật gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Theo các nghiên cứu, khả năng kháng khuẩn, lợi tiểu của cây hoàng dương chủ yếu bắt nguồn từ tinh dầu được sản xuất trong lá. Loại tinh dầu này có khả năng hấp thụ trong dạ dày, sau đó giải phóng trong thận. Từ đây, nó trộn với nước tiểu đi ra ngoài, làm sạch đường tiểu.

Chuẩn bị: 1 – 2 thìa bột lá cây hoàng dương khô.

Cách dùng:

  • Lấy bột lá hoàng dương đã chuẩn bị cho vào cốc nước sôi nóng, khuấy đều.
  • Uống nước này 2 – 3 lần mỗi ngày để mang lại tác dụng chữa trị tốt nhất.

7. Bài thuốc từ cây mã đề chữa viêm đường tiết niệu

Nếu đăng băn khoăn không biết chữa viêm đường tiết niệu bằng cách nào, áp dụng bài thuốc từ cây mã đề là biện pháp nên chọn. Theo Y học cổ truyền, cây mã đề có tính hàn, vị ngọt, không chứa các độc tố có hại cho cơ thể. Để dùng loại dược liệu này trị bệnh viêm đường tiết niệu, có thể thực hiện theo cách sau:

Chuẩn bị:

  • Cây bông mã đề: 15g
  • Sinh mao căn: 5g
  • Lá cây mắt trâu: 20g

Các bước thực viện:

  • Các nguyên liệu đem rửa sạch, bỏ vào ấm rồi hãm lên với nước sôi nóng như hãm chè.
  • Chắt lấy nước để uống, thực hiện liên tục khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả mà bài thuốc đem lại.

8. Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà từ hải cẩu vàng

Chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng bài thuốc dân gian có hiệu quả không?
Chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng bài thuốc dân gian có hiệu quả không?

Hải cẩu vàng là một loại thảo dược được có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, trong đó có bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Bởi vì trong loại dược liệu này chứa các hoạt chất hydrastine và berberine. Chúng đều có khả năng kháng khuẩn, chống viêm.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu gần đây còn cho thấy hoạt chất berberine có thể ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, nhất là E.coli bám trên đường tiết niệu. Chính vì vậy, sử dụng bài thuốc từ hải cầu vàng sẽ giúp cho hệ thống đường tiết niệu trở nên sạch sẽ hơn. Cách thực hiện bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu tại nhà này như sau:

Chuẩn bị: Bột rễ cây hải cẩu vàng.

Cách làm:

  • Chuẩn bị một cốc nước sôi nóng khoảng 250ml.
  • Cho khoảng 1 thìa cà phê bột rễ cây hải cẩu vàng vào cốc rồi khuấy đều.
  • Chờ khoảng 15 – 20 phút sau thì dùng cốc nước vừa pha để uống. Thực hiện thường xuyên để mang lại hiệu quả tốt nhất.

9. Cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu từ lá trầu không

Trầu không là loại thảo dược chứa hàm lượng lớn kháng sinh, có tác dụng sát khuẩn, khử mùi hôi. Từ đó, làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm do viêm âm đạo hay viêm đường tiết niệu gây ra.

Để áp dụng cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả từ lá trầu không, bạn có thể tham khảo cách sau:

Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không tươi, nên chọn những lá có màu xanh đậm.

Cách thực hiện:

  • Đem lá trầu không rửa sạch với nước, cho vào cối giã nhuyễn. Hoặc nếu có máy xay sinh tố, cho lá trầu không vào rồi xay nhuyễn cùng chút nước.
  • Cho ít nước sôi nóng vào hòa với hỗn hợp mới giã nhuyễn, chắt lấy nước bỏ bã.
  • Chờ cho nước nguội bớt rồi lấy nó rửa bộ phận sinh dục. Lưu ý là không nên thụt rửa sâu để tránh gây tổn thương cho các bộ phận bên trong.
  • Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày. Kiên trì khoảng 1 tuần sẽ thấy những triệu chứng mà bệnh gây ra được giảm bớt.

10. Chữa viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả bằng cây bồ công anh

Bồ công anh có tác dụng lợi tiểu, giúp làm sạch đường tiết niệu
Bồ công anh có tác dụng lợi tiểu, giúp làm sạch đường tiết niệu

Bồ công anh được biết đến với công dụng tăng lượng nước tiểu trong cơ thể. Đi tiểu tiện nhiều sẽ giúp các vi khuẩn trong đường tiết niệu được tống ra ngoài một cách dễ dàng.

Chuẩn bị: 15g lá và rễ cây bồ công anh.
Các bước thực hiện:

  • Lá và rễ cây bồ công anh đem đi rửa sạch.
  • Chuẩn bị khoảng cốc nước sôi nóng khoảng 250ml, sau đó cho bồ công anh vào.
  • Hãm trong khoảng 5 – 10 phút để các hoạt chất có trong dược liệu ra hết là có thể sử dụng.
  • Chắt lấy nước và uống 3 lần mỗi ngày, áp dụng một thời gian sẽ thấy được hiệu quả mà nó mang lại.

11. Dùng hạt dành dành trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Trong y học cổ truyền, hạt dành dành được gọi bằng cái tên là chi tử. Nó được xem là một vị thuốc Nam quý, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như cầm máu, giải độc cơ thể, thanh nhiệt, đặc biệt là lợi tiểu. Vì thế có thể dùng loại hạt này để trị bệnh.

Chuẩn bị: 

  • Hạt dành dành: 10g
  • Đường phèn: 30g
  • Đỗ xanh và đỗ đen: 30g
  • Gạo: 50g

Các bước thực hiện:

  • Các nguyên liệu đem đi rửa sạch, cho vào nồi để nấu thành cháo.
  • Sau khi thấy các nguyên liệu đã chín nhừ, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
  • Nấu cháo hạt dành dành và ăn liên tục trong 3 ngày, ăn khi còn ấm để thấy được hiệu quả mà nó mang lại.

12. Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng giấm táo

Không chỉ được dùng làm thực phẩm, từ lâu giấm táo đã được xem như một vị kháng sinh tự nhiên, có nhiều công dụng khác như trị mụn, chữa bệnh. Trong đó, trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng giấm táo là phương pháp hiệu quả. Bởi lẽ trong loại giấm này chứa nhiều enzyme, khoáng chất mang lại tác dụng kháng viêm, chống khuẩn.

Cần áp dụng các bài thuốc thường xuyên và lâu dài để thấy được hiệu quả
Cần áp dụng các bài thuốc thường xuyên và lâu dài để thấy được hiệu quả

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • Mật ong nguyên chất: 2 thìa
  • Dung dịch giấm táo: 1 thìa

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị cốc nước, cho cả 2 nguyên liệu trên vào trộn đều.
  • Uống trực tiếp mỗi ngày 1 lần, thực hiện thường xuyên để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, có thể dùng giấm táo pha với nước ấm. Dùng nước này để rửa âm đạo, nhằm tăng cường tác dụng điều trị, ngăn nguy cơ tái phát.

II/ Một vài lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà

Các bài thuốc chữa bệnh viêm đường tiết niệu tại nhà đều có nguồn gốc từ tự nhiên. Vì vậy nó lành tính, không gây tác dụng phụ nên rất phù hợp để áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, khi áp dụng những cách chữa trị trên, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà thường chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng, ít khi điều trị được triệt để bệnh lý. Do đó nếu bệnh đã nặng hay áp dụng các bài thuốc một thời gian mà không thấy hiệu quả, hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị.
  • Những bài thuốc này không đem lại hiệu quả tức thời mà cần áp dụng trong thời gian dài. Hơn nữa, tác dụng của nó mang lại còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và cơ địa của mỗi người.
  • Nếu là chị em đang mang thai hoặc cho con bú, trẻ dưới 3 tuổi không nên áp dụng các bài thuốc này. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để bảo đảm an toàn cho bản thân.
  • Mỗi bài thuốc đều có cách sử dụng và được quy định liều lượng khác nhau. Vì vậy, hãy đảm bảo dùng đúng cách và đúng liều để bài thuốc mang lại tác dụng tốt.
  • Tránh ăn các đồ ăn cay, nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ.
  • Khi bị viêm đường tiết niệu, không lạm dụng các loại chất tẩy rửa để tránh làm tổn thương vùng kín.
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ , nhất là sau khi tiểu tiện hoặc quan hệ tình dục.
  • Không nên sử dụng rượu bia, các chất kích thích trong thời gian điều trị bệnh.
  • Không mặc chung đồ lót với người khác, không mặc đồ lót khi đang ẩm ướt.
  • Uống nhiều nước, tăng cường thêm rau xanh, trái cây tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe.

Trên đây là 10 cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả được nhiều người áp dụng. Tuy là an toàn, lành tính nhưng người bệnh không nên phụ thuộc hoàn toàn vào những bài thuốc dân gian này. Hơn nữa, mỗi cách chữa trị đều có những ưu điểm và hạn chế khác nhau, do đó hãy tham khảo kỹ thông tin để lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp.

Cùng chuyên mục

Bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì để bệnh mau khỏi?

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, ăn uống đúng cách sẽ giúp người bệnh mau chóng hồi phục. Vậy viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì? Cùng theo...

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì mau khỏi?

Bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì nhanh khỏi nhất?

Viêm đường tiết niệu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó cần phải điều trị sớm. Vậy bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì nhanh...

viêm đường tiết niệu khi mang thai

Bị viêm đường tiết niệu khi mang thai phải làm sao?

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý xảy ra phổ biến khi mang thai. Mẹ bầu cần sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp để kiểm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn