Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Kế hoạch chăm sóc và điều dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Tiểu đường thai kỳ sinh xong có tự hết không? Bao lâu hết?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Bị tiểu đường thai kỳ có uống sữa được không? Loại nào tốt?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn được hoa quả gì?

Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2: Cái nào nguy hiểm hơn?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn rau gì tốt?

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường nên đề phòng

Tiểu đường là một trong những chứng bệnh có nguy cơ gây ra các biến chứng cao nhất nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Theo đó, nó có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Vì vậy, để hạn chế tối đa tình trạng này xảy ra thì tốt nhất bạn nên kết hợp việc điều trị theo phác đồ của các bác sĩ với lối sống, sinh hoạt và ăn uống lành mạnh hơn.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường nên đề phòng

Khi mắc phải bệnh tiểu đường nếu người bệnh không thực hiện theo chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý hoặc không tuân thủ theo các yêu cầu để kiểm soát bệnh thì nguy cơ xảy ra các biến chứng là rất cao. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác như tim, thận, thần kinh,…

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường nên đề phòng
Khi mắc phải bệnh tiểu đường nếu người bệnh không tuân thủ theo các yêu cầu để kiểm soát bệnh thì nguy cơ xảy ra các biến chứng là rất cao.

1. Biến chứng về tim mạch

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường là do tình trạng rối loạn chuyển hoá glucose do thành phần insulin trong tuyến tuỵ bị giảm sút mạnh. Tình trạng này diễn ra có thể gây ra các tổn thương đến tế bào nội mạc, gây rối loạn chức năng nội mạc trong mạch máu. Từ đó, nó khiến cho cholesterol xâm nhập vào máu và khiến bạch cầu có nguy cơ kết dinh cao.

Về lâu dài nó sẽ xuyên qua các thành bảo vệ và tấn cao vào lớp nội mạc. Chính nguyên nhân này có thể đã gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, đồng thời kéo theo các vấn đề liên quan như thiếu máu cục bộ mạn tính, tổn thương nội mạc mạch máu, tắc lòng mạch cấp tính,… Những biến chứng này có thể gây ra một số nguy hiểm gây rối loạn lipid máu, béo phì, nhồi máu cơ tim,…

Thông thường, bệnh tiểu đường gây ra các biến chứng tim mạch thường sẽ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Và người bệnh tiểu đường gây biến chứng tim mạch thường mắc phải các vấn đề như bệnh mạch vành, bệnh lý mạch máu não, bệnh lý mạch máu ngoại biên.

2. Biến chứng về da

Ngoài ảnh hưởng đến tim mạch thì người bệnh tiểu đường còn có thể xuất hiện các biến chứng làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể, đặc biệt là da. Đây cũng chính là một trong những biểu hiện đầu tiên cho thấy bạn đang mắc phải tình trạng bệnh này.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, hầu hết các biến chứng về da này có thể được khắc phục hiệu quả nêu người bệnh phát hiện sớm. Hầu hết những biểu hiện này thường là các căn bệnh ngoài da mà bất cứ người bình thường nào cũng có thể bị. Chúng đều xuất hiện do các vi khuẩn và nấm gây ngứa ngáy và khó chịu ngoài da.

Những căn bệnh này có thể bao gồm như u mỡ vàng, ban vàng, u hạt vòng, mụn nhọt, phỏng nước, nhiễm trùng ngoài da do Staphylococcus, nhiễm trùng đường tiểu do E.coli,… Ngoài ra, bạn cũng có thể sẽ bị khô da do mất nước vì đi tiểu quá nhiều hoặc da sẽ bị nấm và gây mụn nước rất đau, ngứa ngáy và khó chịu.

3. Biến chứng về mắt ở bệnh nhân tiểu đường

Biến chứng về mắt thường xảy ra đối với người bị tiểu đường do mức đường trong máu tăng cùng với huyết áp và cholesterol tăng cao. Đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về võng mạc. Đồng thời, mắt bị mờ và hạn chế tầm nhìn cũng có nguy cơ xảy ra với mức độ nhanh chóng nếu như người bệnh không có các biện pháp khắc phục đúng cách và kịp thời.

Lượng đường huyết tăng cao còn khiến cho hệ thống mao mạch ở mắt tăng cao. Lâu ngày, nó có thể làm suy giảm thị lực ở mức trầm trọng và rất dễ dẫn đến mù loà. Tuy nhiên, các biểu hiện biến chứng này sẽ nhanh chóng biến mất nếu như bạn có giải pháp kiểm soát lượng đường huyết trở lại mức bình thường.

4. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ tổn thương dây thần kinh

Theo các thống kê cho rằng, có khoảng 50% người bị bệnh tiểu đường mắc phải tình trạng tổn thương thần kinh. Tình trạng này thường được biểu hiện bởi các triệu chứng như đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi…

Mặc khác, việc luôn giữa cho lượng đường huyết ở mức ổn định có thể ngăn chặn và hạn chế sự ảnh hưởng này. Trường hợp người bệnh mắc phải các tổn thương trước khi phát hiện bệnh thì quá trình kiểm soát cũng có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh và hạn chế xảy ra những biến chứng nghiêm trọng hơn.

5. Biến chứng xuất hiện ở bàn chân

Tình trạng da bị ảnh hưởng do bệnh tiểu đường thường có thể kèm theo các biểu hiện tại những cơ quan khác và rõ nhất là ở bàn chân. Việc nhiễm trùng có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy, xuất hiện vùng da có mày khác, mọc mụn nước và ngứa ngáy dữ dội. Đây là một biến chứng nguy hiểm vì nếu không được cứu chữa kịp thời nó có thể gây ra sự lây lan nhanh chóng, việc nhiễm trùng nặng có thể buộc người bệnh phải cắt bỏ chi.

6. Ketoacidosis tiểu đường (hôn mê do tiểu đường)

Ketoacidosis tiểu đường (hôn mê do tiểu đường) cũng có thể sẽ xảy ra với tốc độ nhanh chóng và thường xuyên tái phát. Tình trạng này diễn ra thường là do đường huyết tăng quá cao và gây ra áp lực thẩm thấu nhanh, từ đó gây ra tình trạng hôn mê. Đây là một trong những biến chứng được đánh giá là nặng nhất và có nguy cơ gây ra tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời.

Thông thường, người bị tiểu đường type thường sẽ có nguy cơ dẫn đến biến chứng này cao hơn. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc sử dụng thuốc không đủ và đúng liều lượng, sử dụng thức ăn có chứa quá nhiều đường, không vận động, luyện tập thường xuyên hoặc bị chấn thương tinh thần.

7. Các biến chứng thận

Khi mắc bệnh tiểu đường, các biến chứng về thận là thường xuyên gặp và phổ biến nhất. Chúng thường có sự tiến triển nhanh chóng, vì thế thường được đánh giá là biến chứng nghiêm trọng nhất.

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ thì các bệnh lý thận và tiểu đường có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và dẫn đến biến chứng ngày cũng là một điều hiển nhiên. Thận chính là cơ quan hoạt động và chịu trách nhiệm đào thải các chất độc nên nếu người bệnh không chăm sóc tốt có thể gây ra tình trạng sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, suy chức năng thận và tăng huyết áp,…

8. Người bệnh tiểu đường có huyết áp cao và xảy ra nguy cơ hạ đường huyết

Huyết áp cao thường xảy ra khi tim hoạt động quá nhiều, đồng thời, nguy cơ mắc phải các bệnh lý dạng này cũng có thể tăng lên nhanh chóng. Trên thực tế, người bị bệnh tiểu đường có thể phòng ngừa tình trạng này qua việc thay đổi lối sống lành mạnh và có chế độ ăn uống khoa học hơn.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường nên đề phòng
Tình trạng hạ đường huyết thường xảy ra khi chế độ ăn uống kiêng khem quá mức, dùng thuốc trước khi ăn, tập luyện quá sức dẫn đến mệt mỏi,…

Còn về tình trạng hạ đường huyết thường xảy ra khi hàm lượng giảm xuống còn khoảng 3.6 mmol/l. Người bệnh có thể xuất hiện các biến chứng ngày là do chế độ ăn uống kiêng khem quá mức, dùng thuốc trước khi ăn, tập luyện quá sức dẫn đến mệt mỏi, uống nhiều rượu bia,… Bên cạnh đó, việc tiêm insulin có tác dụng nhanh vào buổi tối cũng chính là nguyên nhân dẫn đến biến chứng này.

Khi gặp phải tình trạng này thì bạn nên sử dụng kẹo hoặc bánh ngọt, uống một ly nước trái cây và thực hiện việc kiểm tra đường huyết sau 15 phút. Nếu hàm lượng này đã trở lại mức bình thường thì bạn tiếp tục thực hiện các nguyên tắc kiêng cữ trong ăn uống lại như chỉ định của bác sĩ.

9. Nguyên nhân gây ra tình trạng đột quỵ

Đột quỵ là tình trạng có thể xảy ra khi lượng máu huyết lưu thông đến não đột nhiên bị gián đoạn. Và đối với những bệnh nhân tiểu đường, nguy cơ diễn ra tình trạng này sẽ cao gấp 1,5 lần so với người bình thường. Hầu hết những cơn đột quỵ thường xảy ra do các cục máu đông ngăn chặn sự di chuyển trong não hoặc cổ.

Từ đó, nó làm tổn thương não và thường gây ra các biến chứng đau, tê, mất khả năng suy nghĩ. Một số trường hợp còn có thể bị ảnh hưởng về cảm xúc và trở nên trầm cảm sau cơn đột quỵ.

10. Gây ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng

Tiểu đường cũng là một căn bệnh có thể gây ra các biến chứng liên quan đến răng miệng. Hầu hết chúng thường gây đau nướu do đóng vôi hoặc bị nhiễm trùng, người bệnh còn có thể gặp tình trạng lưỡi bị khô hoặc hôi miệng.

Thông thường những bệnh nhân tiểu đường thường gặp các biến chứng răng miệng cao hơn từ 2 – 4 lần so với người bình thường. Nhất là đối với bệnh tiểu đường type 2, tình trạng và mức độ bệnh sẽ tỷ lệ thuận với tình trạng bệnh viêm nha chu và nguy cơ dẫn đến đau, loét, nhiễm trùng và sâu răng là rất cao.

11. Các biến chứng khác

Ngoài các nhiễm trùng da và nha khoa thì người bệnh tiểu đường có thể xuất hiện tình trạng viêm đường tiết niệu hoặc cơ quan sinh dục. Đồng thời, những vết viêm loét thường tồn tại trong thời gian dài và rất lâu lành.

Bên cạnh đó, chúng có thể gây ra các biến chứng nếu bạn mắc bệnh trong thai kỳ làm ảnh hưởng đến thai nhi và dẫn đến các biến chứng sản khoa cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hoá vì tăng nồng độ acid axetic (nhiễm toan ceton) cũng có thể xảy ra, nhất là đối với trường hợp bị bệnh tiểu đường type 1.

Làm sao để hạn chế các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra

Trước những biến chứng nguy hiểm mà bệnh tiểu đường gây ra thì tốt nhất bạn nên có biện pháp để hạn chế chúng chuyển biến nặng hơn. Việc này bao gồm bạn phải tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa yêu cầu, vừa phải đảm bảo các nguyên tắc nghiêm ngặt trong sinh hoạt và ăn uống như sau:

Làm sao để hạn chế các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra
Người bệnh tiểu đường nên hoạt động thường xuyên. Bạn có thể đi bộ, làm vườn, hoặc thực hiện các bài tập yoga nhẹ nhàng mỗi ngày khoảng 20 – 30 phút.
  • Không nên bỏ bữa vì nó có thể làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết của bạn. Từ đó, gây ra các triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, nhịp tim tăng và đổ mồ hôi lạnh. Bên cạnh đó, bỏ bữa có thể làm giảm khả năng hấp thụ calo vào bữa ăn tiếp theo, do đó bạn nên duy trì tần suất ăn theo giờ giấc nhất định.
  • Nên bổ sung thêm chất xơ vào bữa ăn hằng ngày. Điều này không chỉ tốt cho hệ đường huyết của bạn mà còn có khả năng khiến bạn có cảm giác no lâu và hạn chế được thấp nhất tình trạng sử dụng thêm các bữa ăn vặt trong ngày.
  • Tuyệt đối không nên sử dụng các loại đồ uống có đường, nhất là các loại nước trái cây đây đóng hộp, soda và các loại nước ngọt khác. Hàm lượng đường hoá học trong các loại nước uống này là rất nhiều và chúng có khả năng gây tăng hàm lượng đường máu, tạo cảm giác khát nước khiến bạn thường xuyên đi tiểu. Đồng thời, việc dung nạp những chất này có khả năng làm tăng lượng calo, dễ dẫn đến tăng cân.
  • Tốt nhất nên sử dụng đường tự nhiên từ các loại hoa quả có nhiều chất xơ hơn bình thường. Đồng thời, chúng còn có khả năng hạn chế tăng lượng đường huyết và không chứa quá nhiều calo.
  • Người bệnh tiểu đường nên hoạt động thường xuyên. Bạn có thể đi bộ, làm vườn, hoặc thực hiện các bài tập yoga nhẹ nhàng mỗi ngày khoảng 20 – 30 phút. Việc này sẽ giúp cho người bệnh lưu thông máu huyết tốt và đốt cháy lượng calo dư thừa một cách hiệu quả nhất.

Có thể nói bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh nguy hiểm, do đó, bạn cần đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc trong sinh hoạt và ăn uống. Đây cũng là một trong những mấu chốt quan trọng để có thể kiểm soát được hàm lượng đường huyết và ngăn chặn các nguy cơ biến chứng xảy ra.

Cùng chuyên mục

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần phải tiêm insulin?

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần phải tiêm insulin?

Bên cạnh việc tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt, thường xuyên luyện tập thể dục và sử dụng thuốc Tây, phụ nữ mang thai có thể tiêm insulin...

Tiểu đường type 2 là sự rối loạn chuyển hóa đường trong máu, xảy ra do sự gia tăng lượng glucose trong máu khi cơ thể đề kháng với insulin

Bệnh tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ? Có chữa được không?

Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) vào năm 2017, Việt Nam có tới 3,52 người mắc đái tháo đường và phần lớn các bệnh...

10 Loại rau tốt cho người bị tiểu đường nên bổ sung

Không chỉ có tác dụng nhuận tràng, rau xanh còn hỗ trợ kiểm soát đường huyết bằng cách giảm hấp thu glucose từ các loại thực phẩm khác. Do đó...

Bệnh tiểu đường type 1: Tiêu chuẩn chẩn đoán và phác đồ điều trị

Bệnh tiểu đường type 1 là một dạng của bệnh tiểu đường. Nó xảy ra khi lượng glucose trong máu không được được chuyển hóa mà tích tụ một thời...

Trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường

Các loại trái cây người bị tiểu đường nên và không nên ăn

Trái cây là loại thực phẩm giàu dưỡng chất, tốt cho sức khỏe lại ngon miệng nên được rất nhiều người yêu thích. Khi bị tiểu đường, người bệnh thường...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn