Các giai đoạn của bệnh gout và cách nhận biết

5 Cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô đơn giản dễ thực hiện

6 Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout cần cảnh giác

Chữa bệnh gout bằng dưa chuột: Nguyên liệu dễ tìm nhưng cho hiệu quả vượt trội

Bệnh gout: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh gout mạn tính có nguy hiểm không? Cách phòng và điều trị

Công dụng chữa bệnh gout của cải bẹ xanh sẽ khiến bạn bất ngờ

Thử ngay cách chữa bệnh gout bằng đậu xanh đơn giản rẻ tiền

Hướng dẫn dùng lá vối chữa bệnh gout đúng cách

Mẹo chữa bệnh gout bằng dừa xiêm bạn nên thử

6 Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout cần cảnh giác

Bệnh gout gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nhân cần phải cảnh giác với những biến chứng nguy hiểm của bệnh gout.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
Bệnh gout gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.

6 biến chứng nguy hiểm của bệnh gout

Những bệnh nhân mắc bệnh gout thường có dấu hiệu bị sưng tấy, đau nhức dữ dội ở các khớp. Cơn đau bắt đầu từ những khớp ngón chân và lan rộng ra khớp ngón tay, khuỷu tay, bàn chân,…Nếu không được tiến hành điều trị kịp thời, người bệnh sẽ rất dễ gặp phải các biến chứng vô cùng nguy hiểm do bệnh gây ra. Dưới đây là một số biến chứng khi mắc bệnh gout không được kiểm soát, người bệnh cần phải biết.

1. Tàn phế khớp

Khi bị bệnh gout, tinh thể muối urat nhanh chóng hình thành và lắng đọng ở các khớp. Bệnh chuyển biến càng nặng sẽ khiến cho các hạt tophi biến dạng và cản trở sự hoạt động của khớp. Bên cạnh đó, hạt tophi to ra sẽ rất dễ chèn ép lên mạch máu và dây thần kinh ngoại biên, gây ảnh hưởng đến xương khớp.

Lúc này, hạt tophi ngày càng to nên rất dễ bị vỡ ra. Sự rò rỉ muối urat sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể gây ra tình trạng nhiễm trùng và nhiễm khuẩn huyết. Điều này thúc đẩy nguy cơ bị tàn phế, tháo khớp hoặc cắt cụt chi. Ngoài ra, các cơ quan như mạch máu, tim mạch cũng bị tổn thương và việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

2. Hủy hoại thận

Thận là cơ quan thực hiện nhiệm vụ đào thải các axit uric ra ngoài cơ thể. Lúc này, axit uric sẽ nhanh chóng chuyển biến thành tinh thể urat. Từ đó, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với hàng loạt các bệnh lý khác như viêm khe thận, sỏi thận, viêm cầu thận, tắc ống thận,… Sỏi thận chiếm 10 – 20% các trường hợp mắc bệnh gout.

Khi mắc phải các bệnh lý về thận, nếu không được tiến hành điều trị kịp thời, người bệnh sẽ rất dễ bị ngộ độc. Nguy cơ sỏi thận tăng lên nhanh chóng, rất dễ dẫn đến tình trạng suy thận. Tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Số hạt tophi tăng nhanh càng khiến cho bệnh thận chuyển biến nặng hơn.

3. Đột quỵ

Những bệnh nhân mắc bệnh gout mãn tính sẽ đứng trước nguy cơ bị đột quỵ. Tinh thể urat lắng đọng sẽ khiến cho các mảng xơ vữa trong lòng mạch máu nhanh chóng bị tổn thương. Đồng thời, cơ tim người bệnh bị viêm màng trong, giảm khả năng lưu thông máu và dẫn đến đột quỵ. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất khi bệnh nhân mắc bệnh gout.

4. Biến dạng khớp

Hạt tophi có số lượng lớn sẽ rất dễ gây viêm loét ở các tổ chức mô mềm dưới da như vùng bắp tay, vùng đùi, vùng bụng,… Bệnh nhân rất dễ gặp phải tình trạng biến dạng khớp ở các vị trí như cổ tay, bàn tay, khuỷu tay, ngón chân, gót chân,… Khi khớp bị cứng, đau đớn, bệnh nhân sẽ không thể vận động được.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
Bàn tay bị biến dạng, sưng tấy.

Đặc biệt, trên hình ảnh Xquang sẽ thấy dấu hiệu hẹp khớp, hình ảnh khuyết xương hình hốc ở đầu xương. Bệnh gout sẽ chuyển biến phức tạp tùy thuộc vào tình trạng và mức độ mắc bệnh. Tình trạng biến dạng khớp nhiều hay ít còn tùy thuộc vào sức khỏe và mức độ mắc bệnh của bệnh nhân.

5. Hỏng khớp, bại liệt

Khi bệnh gout chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ gây tổn thương khớp, hỏng khớp. Hạt tophi phát triển nhanh ở các mô sụn xung quanh khớp. Dần dần, người bệnh sẽ rất dễ bị bại liệt. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho các khớp nhanh chóng bị phá hủy hoàn toàn. Bệnh nhân đứng trước nguy cơ bại liệt và mất dần khả năng vận động khớp.

Bên cạnh đó, khi máu không lưu thông sẽ khiến cho máu tích tụ ở mạch máu não. Đây là một trong những nguyên nhân gây tai biến, nguy hiểm cho tính mạng con người. Rất nhiều trường hợp người bệnh không chữa trị kịp thời khiến cho chức năng khớp bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng cứng khớp.

6. Một số biến chứng khác

Ngoài những biến chứng vừa nêu trên, những bệnh nhân mắc bệnh gout còn rất dễ bị khô mắt, đục thủy tinh thể, tầm nhìn kém,… Bên cạnh đó, nếu bệnh ở mức độ nặng sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý, cảm xúc bất ổn, trở nên bi quan, rối loạn cảm xúc. Đặc biệt, bệnh nhân sẽ rất dễ đối diện với tình trạng viêm loét dạ dày, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm quá nhiều.

Cách ngăn ngừa biến chứng do bệnh gout gây ra

Bệnh gout trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, đe dọa tính mạng của rất nhiều người. Với căn bệnh này, người bệnh nên chú ý đến sức khỏe. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Dưới đây là một số cách ngăn ngừa biến chứng do bệnh gout gây ra, người bệnh nên tham khảo.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
Tập thể dục đều đặn giúp kiểm soát bệnh gout hiệu quả.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm có chứa nhiều chất đạm như hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật,…
  • Tích cực bổ sung nước cho cơ thể. Mỗi ngày, bạn cần uống 2 lít nước để đào thải các độc tố và ngăn ngừa sự kết tủa của muối urat.
  • Bổ sung thêm cho cơ thể các loại nước ép trái cây để tăng cường sức đề kháng, cải thiện tuần hoàn máu.
  • Ăn nhiều các loại rau xanh, hoa quả, một số loại củ có tốc độ tăng trưởng nhanh như mầm giá đỗ, đậu hà lan,…
  • Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng tăng cân, béo phì
  • Luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và giúp xương khớp chắc khỏe hơn
  • Suy nghĩ tích cực, lạc quan, vui vẻ, tránh lo lắng, căng thẳng gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
  • Không nên thức khuya, dậy sớm, làm việc quá sức
  • Không được mang vác các loại vật nặng gây chèn ép, tổn thương nghiêm trọng ở các khớp
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn.
  • Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc biết được những biến chứng nguy hiểm của bệnh gout. Đây là bệnh lý cần phải cảnh giác bởi những chuyển biến phức tạp của bệnh khiến cho bệnh nhân không thể lường trước được. Tốt nhất, khi mắc phải căn bệnh này, bạn nên sớm tiến hành thăm khám, điều trị. Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp nhất.

Cùng chuyên mục

chữa bệnh gout bằng dưa chuột

Chữa bệnh gout bằng dưa chuột: Nguyên liệu dễ tìm nhưng cho hiệu quả vượt trội

Chữa bệnh gout bằng dưa chuột là một trong những phương pháp có vẻ lạ lùng nhưng lại được nhiều người áp dụng hiện nay. Đây là phương pháp có...

Những điều cần biết về bệnh gout

Bệnh gout: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh gout là một trong những căn bệnh điển hình về xương khớp. Nếu như trước kia căn bệnh này chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi thì hiện nay...

Công dụng chữa bệnh gout của cải bẹ xanh có hiệu quả không là thắc mắc của nhiều người

Công dụng chữa bệnh gout của cải bẹ xanh sẽ khiến bạn bất ngờ

Khi mắc bệnh gout, người bệnh thường được khuyên sử dụng cải bẹ xanh để chữa bệnh gout do loại rau này có thể hỗ trợ đào thải axit uric...

Chữa bệnh gout bằng lá tía tô là một trong những biện pháp dân gian đơn giản mà hiệu quả rất tốt

5 Cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô đơn giản dễ thực hiện

Chữa bệnh gout bằng lá tía tô là một trong những phương pháp dân gian đơn giản, chi phí thấp, hiệu quả tốt được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên,...

các giai đoạn của bệnh guot

Các giai đoạn của bệnh gout và cách nhận biết

Bệnh gout là một dạng viêm khớp mãn tính phổ biến ở những người trong độ tuổi trung niên. Bệnh xảy ra do sự gia tăng nồng độ axit uric...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn