Câu chuyện chàng trai giao hàng với hành trình xóa bỏ viêm da dầu

Da mặt tiết bã nhờn nên dùng sữa rửa mặt loại nào?

Viêm da tiết bã có tự hết không? Phòng bệnh như thế nào?

Bị viêm da tiết bã nên ăn gì và kiêng gì?

Trẻ sơ sinh bị viêm da tiết bã có nguy hiểm không?

5 Cách dùng mật ong chữa viêm da tiết bã có thể bạn chưa biết

Viêm da tiết bã [da dầu] – Nguyên nhân và cách điều trị tận gốc

Bị viêm da dầu 2 bên cánh mũi và cách xử lý an toàn

Bị viêm da tiết bã nhờn ở trên đầu phải làm sao ?

Viêm da tiết bã ở mặt: Cách chăm sóc và điều trị an toàn

Bị viêm da tiết bã nên ăn gì và kiêng gì?

Người bị viêm da tiết bã nên bổ sung rau xanh, thực phẩm giàu Omega 3, chất chống oxy hóa và uống đủ 2 lít nước/ ngày. Bên cạnh đó, cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối, đường, gia vị cay nóng và một số loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao. Chủ động kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học với các biện pháp điều trị chuyên sâu có thể kiểm soát triệu chứng hoàn toàn, ngăn ngừa tiến triển và hạn chế tình trạng tái phát.

bệnh viêm da tiết bã kiêng ăn gì
Bệnh viêm da tiết bã nên ăn và kiêng ăn gì?

Tầm quan trọng của chế độ ăn đối với bệnh viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã (viêm da dầu) là bệnh da liễu khá phổ biến, xảy ra do hoạt động rối loạn của tuyến bã nhờn cộng hưởng với một số yếu tố bên ngoài và bên trong cơ thể. Bệnh lý này ít khi gây ngứa, khó chịu, đau nhức và hầu như không phát sinh biến chứng nghiêm trọng.

Tuy nhiên do căn nguyên của bệnh chưa được làm rõ nên quá trình điều trị còn gặp khá nhiều khó khăn. Hiện tại, chưa có bất cứ loại thuốc nào có thể chữa trị dứt điểm bệnh lý này. Vì vậy viêm da tiết bã có khả năng tái phát nhiều lần, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, ngoại hình và chất lượng cuộc sống.

Để hỗ trợ làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa tiến triển và dự phòng bệnh tái phát, cần kết hợp sử dụng thuốc với chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý. Thực tế cho thấy, người có chế độ dinh dưỡng khoa học có thể điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn, nâng cao thể trạng và cải thiện khả năng miễn dịch. Từ đó giúp ức chế quá trình khởi phát bệnh và giảm nguy cơ tái phát.

Bị viêm da tiết bã nên ăn gì?

Người bị viêm da tiết bã nên tập trung vào các nhóm thực phẩm lành mạnh nhằm nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong, giảm quá trình tăng sinh tế bào sừng và điều hòa hoạt động của tuyến dầu. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho quá trình điều trị viêm da tiết bã nhờn.

1. Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe tổng thể nói chung và làn da nói riêng. Các thành phần này có tác dụng tiêu trừ gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính và nâng cao sức đề kháng.

Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa thường xuyên có thể tăng sức đề kháng cho da, hạn chế hoạt động bài tiết dầu thừa và giảm hoạt động của vi nấm Malassezia – một trong những yếu tố khởi phát bệnh viêm da dầu.

bị viêm da tiết bã nên ăn gì
Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp cải thiện hệ miễn dịch và giảm nguy cơ tái phát

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong thực phẩm như flavonoid, quercetin, pelophenol, EGCG,… còn tăng độ bền mạch máu, cải thiện hoạt động của não bộ, tim mạch và giúp duy trì thể trạng khỏe mạnh. Một số loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa mà bạn có thể bổ sung, bao gồm lựu, dâu tây, cà chua, khoai lang, quả anh đào,…

2. Các loại rau xanh

Rau xanh là nhóm thực phẩm lành mạnh, chứa nhiều nước, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Thường xuyên ăn rau xanh giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, điều hòa hoạt động của đường ruột và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tiêu hóa. Bên cạnh đó, rau xanh còn đem lại nhiều lợi ích đối với làn da nói chung và bệnh viêm da tiết bã nói riêng.

Nghiên cứu cho thấy, chất xơ trong nhóm thực phẩm này có tác dụng làm dịu vùng da tổn thương và giảm hoạt động bài tiết bã nhờn ở mặt, cổ, da đầu,… Vì vậy bổ sung rau xanh đều đặn có thể giảm một số triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã như ban dát đỏ, da dầu, dính, ẩm và bong nhiều vảy trắng.

bệnh viêm da tiết bã nên ăn gì
Người bị viêm da dầu nên bổ sung rau xanh vào chế độ ăn hằng ngày

Ngoài chất xơ, rau xanh còn chứa hàm lượng vitamin dồi dào như vitamin A, E, C,… Trong đó, vitamin A có chức năng tăng tốc độ tái tạo tế bào, sửa chữa các mô da hư tổn và hạn chế hoạt động tăng sinh tế bào sừng. Vitamin E có khả năng duy trì độ ẩm cho da, hạn chế tình trạng tiết nhiều dầu thừa và bảo vệ da trước các tác nhân gây hại. Vitamin C giúp tiêu trừ các sắc tố melanin, làm đều màu da và cải thiện độ săn chắc.

Rau xanh không chỉ làm giảm triệu chứng của bệnh mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất và cải thiện sức khỏe tổng thể. Chính vì vậy, người bị viêm da tiết bã nên bổ sung nhóm thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày

3. Thực phẩm giàu Omega 3

Omega 3 là axit béo không no (axit béo lành mạnh) có trong nhiều loại thực phẩm như cá hồi, hạt óc chó, hạnh nhân, trứng gà, dầu ô liu, quả bơ,… Thành phần này giúp duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh, cải thiện hoạt động của não bộ, ngăn ngừa thoái hóa khớp và nâng cao thị lực. Bên cạnh đó, Omega 3 còn có tác dụng cân bằng độ ẩm trên da, cải thiện độ săn chắc và giảm bài tiết dầu thừa.

Ngoài ra qua một số nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy thành phần này có khả năng ức chế các chất trung gian gây viêm, từ đó làm giảm hiện tượng viêm ở bệnh viêm da tiết bã, viêm da cơ địa, vảy nến và một số bệnh lý mãn tính khác như tim mạch, xương khớp,…

4. Một số loại gia vị tự nhiên

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung một số loại gia vị tự nhiên như quế, gừng, hương thảo, thìa là, đinh hương, nghệ,… Các loại gia vị này không chỉ giúp kích thích vị giác và cân bằng hương vị món ăn mà còn hỗ trợ điều trị bệnh viêm da dầu.

viêm da tiết bã nên ăn gì
Nghệ và một số loại gia vị tự nhiên như gừng, thìa là, hương thảo,… đem lại nhiều lợi ích đối với làn da

Các nhà khoa học nhận thấy, những loại gia vị kể trên chứa hàng loạt các hợp chất thực vật có tác dụng chống lão hóa, điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn và phục hồi khả năng bảo vệ của da. Bên cạnh đó, một số loại gia vị như đinh hương, gừng và nghệ còn có tác dụng ức chế nấm men, virus và vi khuẩn.

5. Bổ sung 2 lít nước/ ngày

Người bị viêm da tiết bã nên chú ý bổ sung đủ 2 lít nước/ ngày. Nước không chứa thành phần dinh dưỡng nhưng đem lại rất nhiều lợi ích đối với cơ thể.

Bổ sung đủ lượng nước cần thiết giúp duy trì nồng độ điện giải, cân bằng huyết áp, giảm mệt mỏi và cải thiện hoạt động của toàn bộ cơ quan – trong đó có làn da. Thống kê cho thấy, người có thói quen uống nhiều nước thường có làn da ẩm mịn, khỏe khoắn, giảm tình trạng da khô ráp, bong tróc hoặc bài tiết quá nhiều dầu thừa.

Ngoài những loại thực phẩm kể trên, bạn nên đa dạng chế độ dinh dưỡng với một số nhóm thực phẩm lành mạnh khác như sữa chua, thịt, cá, trái cây,… Cần tránh tình trạng bổ sung cố định một (vài) nhóm thực phẩm, dẫn đến hiện tượng thiếu hụt chất dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch và sức khỏe.

Bệnh viêm da tiết bã nên kiêng gì?

Ngoài các thực phẩm nên bổ sung, người bị viêm da tiết bã cũng nên hạn chế một số loại thực phẩm không lành mạnh. Dung nạp các loại thực phẩm này có thể nghiêm trọng hóa triệu chứng và tăng nguy cơ bệnh tái phát.

Để tránh tình trạng nói trên, bạn nên hạn chế một số loại thực phẩm sau:

1. Đường, muối và gia vị cay nóng

Bổ sung muối, đường và gia vị cay nóng thường xuyên có thể tăng hoạt động của tuyến bã nhờn, tạo điều kiện cho nấm men phát triển và khiến triệu chứng của bệnh tiến triển theo chiều hướng tiêu cực. Chính vì vậy, người bị viêm da tiết bã nên hạn chế thực phẩm chứa các loại gia vị kể trên.

viêm da tiết bã ăn gì
Cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, muối và gia vị cay nóng

Ngoài ra thực nghiệm lâm sàng cũng cho thấy, người thường xuyên bổ sung đường, gia vị cay nóng và muối thường có nồng độ đường huyết và huyết áp mất ổn định. Tình trạng này dẫn đến hiện tượng suy giảm sức đề kháng và tạo điều kiện cho các bệnh da liễu mãn tính tái phát thường xuyên.

2. Thực phẩm có khả năng dị ứng cao

Các triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã có xu hướng lan tỏa rộng và nghiêm trọng hơn khi đi kèm với phản ứng dị ứng. Do đó người mắc bệnh lý này cần hạn chế một số loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao như:

  • Hải sản: Tôm, cua, nghêu, sò,… là nhóm thực phẩm có thể gây dị ứng ở những người có cơ địa nhạy cảm. Khi được dung nạp vào cơ thể, hệ miễn dịch thường nhầm lẫn protein trong hải sản là “dị nguyên”, dẫn đến tình trạng phóng thích histamine, kích thích tế bào mast và phát sinh các triệu chứng dị ứng.
  • Đậu phộng và đậu nành: Bên cạnh hải sản, đậu phộng và đậu nành cũng là một trong những loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao. Các nhà khoa học nhận thấy, albumin và vicillin trong các loại thực phẩm này dễ gây rối loạn chuyển hóa và kích thích phản ứng dị ứng. Vì vậy tránh bổ sung đậu nành và đậu phộng có thể hỗ trợ làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

3. Rượu bia, cà phê và thuốc lá

Rượu bia, cà phê và thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn tác động đến làn da. Nghiên cứu cho thấy, chất kích thích trong khói thuốc và các loại đồ uống kể trên có thể thúc đẩy hoạt động bài tiết dầu thừa, tăng sinh tế bào sừng và tạo điều kiện cho nấm men phát triển.

Bên cạnh đó, bổ sung rượu bia và hút thuốc lá thường xuyên còn ảnh hưởng đến chức năng gan. Độc tố không được đào thải hoàn toàn có xu hướng tích tụ trong cơ thể khiến hệ miễn dịch suy giảm và tạo điều kiện cho viêm da tiết bã bùng phát mạnh.

viêm da tiết bã nên kiêng gì
Để tránh bệnh chuyển biến xấu và tái phát, nên hạn chế rượu bia, cà phê và thuốc lá

Ngoài chế độ dinh dưỡng, bạn nên kết hợp cùng với thói quen sinh hoạt điều độ và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Trên thực tế, phần lớn các trường hợp tích cực trong quá trình điều trị đều thu được kết quả khả quan và giảm nguy cơ tái phát ở mức tối thiểu.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “Người bị viêm da tiết bã nên ăn gì và kiêng gì?”. Tuy nhiên nếu gặp phải một số vấn đề sức khỏe đặc biệt (mang thai, tiểu đường, cao huyết áp,…) bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

Tham khảo thêm: Viêm da tiết bã có tự hết không? Phòng bệnh như thế nào?

Cùng chuyên mục

Viêm da tiết bã [da dầu] – Nguyên nhân và cách điều trị tận gốc

Viêm da tiết bã (viêm da dầu) là tình trạng viêm da mãn tính, đặc trưng bởi thương tổn có dạng ban đỏ/ hồng, da có nhờn và vảy khô...

Bị viêm da dầu 2 bên cánh mũi và cách xử lý an toàn

Viêm da dầu thường xảy ra ở 2 bên cánh mũi do vùng da này khá nhạy cảm và có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Mặc dù không ảnh...

Bị viêm da tiết bã nhờn ở trên đầu phải làm sao ?

Viêm da tiết bã ở đầu có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ (0 - 3 tháng tuổi) và người trưởng thành. Nếu xảy ra ở trẻ em, bệnh có...

Da mặt tiết bã nhờn nên dùng sữa rửa mặt loại nào?

Khi bị viêm da tiết bã, cần lựa chọn sữa rửa mặt có độ pH cân bằng và thành phần lành tính để tránh tình trạng kích ứng, khô ráp...

chữa viêm da dầu

Câu chuyện chàng trai giao hàng với hành trình xóa bỏ viêm da dầu

Viêm da dầu vốn trở thành nỗi ám ảnh của tất cả mọi người, bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng tới ngoại hình bên ngoài mà còn khiến những...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn