Bị viêm da tiếp xúc với côn trùng và hướng xử lý

Viêm da tiếp xúc: Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị an toàn

Viêm da tiếp xúc ở vùng kín và cách xử lý

Bị viêm da tiếp xúc nên kiêng ăn gì để tránh nặng thêm?

Bị viêm da tiếp xúc nên bôi hay uống thuốc gì?

Bị viêm da dị ứng tiếp xúc bao lâu thì khỏi ?

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Cách phòng và trị bệnh an toàn

Bị viêm da tiếp xúc bội nhiễm có nguy hiểm không? Chữa khỏi không?

Bị viêm da dị ứng tiếp xúc bao lâu thì khỏi ?

Theo thống kê, phần lớn các trường hợp bị viêm da dị ứng tiếp xúc có thể thuyên giảm chỉ sau 1 – 4 tuần. Tuy nhiên thời gian điều trị thực tế còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương da, các biện pháp chăm sóc, bảo vệ, phương pháp điều trị và chế độ dinh dưỡng.

Bị viêm da tiếp xúc bao lâu khỏi
Bị viêm da dị ứng tiếp xúc bao lâu thì khỏi?

Bị viêm da dị ứng tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Giải đáp!

Viêm da dị ứng tiếp xúc là tình trạng da bị tổn thương, đỏ và sưng viêm do tiếp xúc với tác nhân kích ứng hoặc dị ứng như hóa chất, mỹ phẩm, phấn hoa, kim loại, ánh nắng mặt trời, mủ nhựa thực vật, nọc độc côn trùng,…

Sau khi tiếp xúc với tác nhân kích thích, vùng da tổn thương bắt đầu có dấu hiệu nổi ban đỏ hoặc hồng. Sau đó trên bề mặt dát ban sẽ xuất hiện các mụn nước nhỏ hoặc bọng nước mọc khu trú hoặc rải rác. Tổn thương da thường đi kèm với triệu chứng nóng rát tại chỗ, đau nhức, sưng viêm và ngứa ngáy.

Theo thống kê, phần lớn các trường hợp viêm da tiếp xúc đều thuyên giảm sau 1 – 4 tuần nếu có các biện pháp điều trị và chăm sóc khoa học.

Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi
Thời gian điều trị viêm da tiếp xúc phụ thuộc vào mức độ thương tổn, cơ địa, biện pháp chăm sóc,…

Tuy nhiên trên thực tế, thời gian hồi phục và điều trị còn phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Mức độ tổn thương da: Với những trường hợp tổn thương da nhẹ, tình trạng có thể tự thuyên giảm sau khoảng vài ngày mà không cần can thiệp y khoa. Tuy nhiên với những trường hợp da bị thương tổn nặng do côn trùng hoặc hóa chất, thời gian phục hồi và điều trị thường có xu hướng kéo dài.
  • Cơ địa: Mức độ nhạy cảm và khả năng hồi phục của làn da bị chi phối bởi yếu tố cơ địa. Người có cơ địa nhạy cảm thường phát sinh tổn thương da có mức độ nặng, lan tỏa nhanh và chậm hồi phục. Trong khi đó ở người có làn da và thể trạng khỏe mạnh, triệu chứng có xu hướng phục hồi hoàn toàn chỉ sau một thời gian ngắn.
  • Cách chăm sóc và điều trị: Biện pháp chăm sóc và điều trị là yếu tố chính ảnh hưởng đến thời gian hồi phục của bệnh viêm da tiếp xúc. Nếu tích cực trong quá trình điều trị, thương tổn da thường có đáp ứng tốt và phục hồi chỉ trong khoảng vài tuần. Ngược lại với những trường hợp không can thiệp điều trị hoặc điều trị không đúng cách, da có thể bị trợt loét, ngứa ngáy dữ dội và tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Chế độ dinh dưỡng: Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng còn có thể ảnh hưởng đến thời gian điều trị của bệnh viêm da tiếp xúc. Nếu bổ sung các thực phẩm lành mạnh, triệu chứng trên da có thể khô và liền lại nhanh. Trong khi đó, dung nạp các thực phẩm và đồ uống không phù hợp có thể kích thích phản ứng viêm, ngưng mủ và gây trợt loét da.

Chính vì vậy bạn cần can thiệp các biện pháp điều trị kịp thời, chăm sóc và thiết lập lối sống khoa học để tăng tốc độ hồi phục của da và rút ngắn thời gian chữa bệnh.

Các biện pháp giúp viêm da tiếp xúc nhanh khỏi

Như đã đề cập, thời gian hồi phục của bệnh viêm da tiếp xúc phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy để rút ngắn thời gian điều trị, bạn cần thực hiện các biện pháp sau đây:

1. Rửa sạch da sau khi tiếp xúc với dị nguyên

Ngay sau khi tiếp xúc với chất gây kích ứng (hóa chất, mủ, nọc độc côn trùng, mỹ phẩm,…) bạn nên rửa sạch da với nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Biện pháp này giúp loại bỏ dị nguyên, làm dịu và giảm mức độ thương tổn da.

Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi
Rửa sạch vùng da tiếp xúc với chất kích thích giúp giảm thương tổn da và rút ngắn thời gian điều trị

Thực tế cho thấy, để dị nguyên tồn tại trên da trong thời gian dài thường gây tổn thương da sâu, triệu chứng bùng phát mạnh và có dấu hiệu lan tỏa nhanh chóng. Tình trạng này có thể khiến bệnh tiến triển phức tạp, khó điều trị và chậm hồi phục hơn so với tổn thương da có mức độ nhẹ và phạm vi ảnh hưởng nhỏ.

2. Sử dụng thuốc kịp thời

Sau khi rửa sạch da, bạn nên tìm gặp dược sĩ để được tư vấn về các loại thuốc uống và thuốc bôi trị viêm da tiếp xúc. Dùng thuốc sớm có thể cải thiện sưng viêm, giảm ngứa, đau nhức, ngăn ngừa bội nhiễm và tình trạng tổn thương lan tỏa rộng.

Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi
Sử dụng thuốc trong giai đoạn tổn thương mới phát giúp da khô, giảm ngứa và nhanh lành

Bên cạnh đó, bạn cần dùng thuốc đều đặn theo hướng dẫn của nhân viên y tế để đạt được hiệu quả điều trị cao, đồng thời giảm nguy cơ phát sinh rủi ro và tác dụng phụ.

3. Xác định nguyên nhân và loại bỏ yếu tố thuận lợi

Viêm da tiếp xúc thường xảy ra do một hoặc vài nguyên nhân cụ thể, chẳng hạn như mỹ phẩm, lông chó mèo, kim loại, dung môi, sơn, mủ/ nhựa,… Khi da bùng phát các triệu chứng bất thường, bạn nên xác định và cách ly với các nguyên nhân có khả năng gây bệnh. Tiếp tục tiếp xúc với các yếu tố này có thể khiến da bị tổn thương nặng nề, tăng nguy cơ trợt loét và bội nhiễm.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần loại bỏ các yếu tố thuận lợi khiến bệnh tiến triển nặng nề hơn như:

  • Thức khuya và ngủ không đủ giấc
  • Hút thuốc lá/ hít khói thuốc thụ động
  • Căng thẳng thần kinh
  • Chà xát và gãi cào lên da
  • Các hoạt động làm tăng thân nhiệt và gây đổ nhiều mồ hôi
  • Uống rượu bia, trà đặc và cà phê

4. Bổ sung các thực phẩm có lợi

Trong thời gian điều trị viêm da tiếp xúc, bạn nên thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học nhằm nâng cao thể trạng, cải thiện hệ miễn dịch và thúc đẩy tốc độ hồi phục của vùng da tổn thương.

Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi
Để tăng tốc độ hồi phục, bạn có thể bổ sung các thực phẩm có lợi như trái cây, rau xanh, cá hồi,…

Một số thực phẩm bạn nên bổ sung:

  • Thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin: Vitamin và khoáng chất là các thành phần dinh dưỡng lành mạnh, có khả năng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức khỏe và cải thiện tốc độ phục hồi của da. Vì vậy khi bị viêm da tiếp xúc, bạn nên bổ sung bắp cải, cam, quýt, dâu tây, bơ,… để hỗ trợ quá trình điều trị.
  • Thực phẩm giàu Omega: Omega là axit béo không bão hòa, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe tim mạch và làn da. Bổ sung thực phẩm giàu Omega (cá hồi, trứng gà, bơ, hạnh nhân,…) có thể thúc đẩy tăng sinh collagen, giúp phục hồi da và ngăn ngừa thâm sẹo.
  • Thực phẩm giàu Kẽm: Kẽm có đặc tính sát trùng và điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn. Dùng thực phẩm giàu kẽm thường xuyên có thể giảm nguy cơ viêm nhiễm vùng da tổn thương và giúp da nhanh lành.

5. Bảo vệ da

Khi mắc bệnh viêm da tiếp xúc hoặc các vấn đề da liễu khác, làn da thường bị tổn thương và nhạy cảm hơn với các yếu tố kích thích. Vì vậy bên cạnh việc sử dụng thuốc và chăm sóc, bạn cần thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ da khỏi ảnh hưởng của tia cực tím và các yếu tố từ môi trường.

Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi
Nên sử dụng kem chống nắng và thực hiện một số biện pháp bảo vệ da trong thời gian điều trị

Các biện pháp bảo vệ da trong thời gian điều trị viêm da tiếp xúc, bao gồm:

  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên.
  • Mặc áo khoác, mang dù và khẩu trang khi di chuyển dưới trời nắng.
  • Giữ vùng da khô thoáng và mát mẻ, hạn chế các hoạt động khiến da bị chà xát mạnh và đổ nhiều mồ hôi.
  • Có thể sử dụng viên uống chống nắng để bảo vệ da một cách toàn diện.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc của nhiều bệnh nhân “Bị viêm da dị ứng tiếp xúc bao lâu thì khỏi?” và hướng dẫn một số biện pháp giúp rút ngắn thời gian điều trị. Nếu thực hiện các biện pháp điều trị, chăm sóc và bảo vệ da đúng cách, bệnh có thể thuyên giảm chỉ trong một thời gian ngắn.

Tham khảo thêm:

Cùng chuyên mục

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Cách phòng và trị bệnh an toàn

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến. Bệnh có mức độ nhẹ và hầu hết chỉ gây các triệu chứng tại chỗ như phát...

Bị viêm da tiếp xúc bội nhiễm có nguy hiểm không? Chữa khỏi không?

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm xảy ra khi vùng da tổn thương bị nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm hoặc virus. Tình trạng này không chỉ gây thương tổn...

Bị viêm da tiếp xúc nên kiêng ăn gì để tránh nặng thêm?

Khi bị viêm da tiếp xúc, bạn cần hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, gia vị, thịt đỏ và một số loại hải sản. Các loại thực...

Viêm da tiếp xúc ở vùng kín và cách xử lý

Viêm da tiếp xúc ở vùng kín thường xảy ra do ma sát với quần lót, kích ứng với dung dịch vệ sinh, côn trùng cắn hoặc do dị ứng...

Viêm da tiếp xúc: Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị an toàn

Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm da do tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng/ kích ứng. Bệnh thường gây ra tổn thương da có dạng...

Bình luận (1)

  1. Nguyễn Quỳnh Nhung says: Trả lời

    Bác sĩ ơi cho con hỏi là vẫn được ăn trứng và cá hồi ạ , sao con đi khám thì bác sĩ khác dặn là không được ăn cá biển với cả trứng ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn