Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bị thoái hóa cột sống có nên bổ sung canxi không?

Người bị thoái hóa cột sống có nên tập yoga?

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Thoái hóa cột sống bẩm sinh: Chẩn đoán và điều trị

Người bị thoái hóa cột sống có nên uống Glucosamine?

Mẹo dùng cây xương rồng trị thoái hóa cột sống bạn nên thử

Bị thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Bị thoái hóa cột sống có tập gym được không?

Cảnh giác với các biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ gây ra

Bị thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ – thắt lưng. Phương pháp này có tác dụng chính là kiểm soát cơn đau, cải thiện các triệu chứng đi kèm, hỗ trợ làm chậm tiến triển của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.

bị thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì
Bị thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì?

Bị thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì?

Thoái hóa cột sống là một trong những bệnh xương khớp thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh khởi phát khi một phần hoặc toàn bộ cấu trúc cột sống bị suy yếu, tổn thương dần theo thời gian và dẫn đến giảm khả năng vận động. Do cơ chế có mối liên hệ mật thiết với quá trình thoái hóa nên hiện nay, không có phương pháp điều trị thoái hóa cột sống dứt điểm.

Các phương pháp được áp dụng chỉ có tác dụng kiểm soát cơn đau, cải thiện triệu chứng, hỗ trợ làm chậm tiến triển của bệnh và bảo tồn chức năng vận động. Trong đó, sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến và là lựa chọn ưu tiên trong quá trình điều trị bệnh lý này.

Mục đích chính của sử dụng thuốc là kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ làm chậm tiến triển của bệnh. Ngoài ra, một số loại thuốc còn có tác dụng cải thiện tâm lý căng thẳng cho bệnh nhân, giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh lên tủy sống và dây thần kinh bao xung quanh.

Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh thoái hóa cột sống:

1. Thuốc giảm đau thông thường Paracetamol

Paracetamol là lựa chọn ưu tiên để giảm đau do thoái hóa cột sống và các bệnh xương khớp khác. Thuốc có tác dụng giảm cơn đau có mức độ từ nhẹ đến trung bình và được đánh giá tương đối an toàn ở liều điều trị. Paracetamol ức chế tổng hợp enzyme cylooxygenase ở hệ thần kinh trung ương, sau đó làm giảm tổng hợp prostaglandin (chất trung gian gây viêm) và cải thiện cơn đau rõ rệt.

Mặc dù có độ an toàn cao nhưng Paracetamol chỉ đem lại hiệu quả đối với những trường hợp đau nhẹ đến trung bình. Vì vậy, thuốc hầu như không có đáp ứng đối với những người bị thoái hóa cột sống nặng hoặc đã phát sinh các triệu chứng chèn ép dây thần kinh.

bị thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì
Paracetamol là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị đau do thoái hóa cột sống

Paracetamol được sử dụng tối đa 4000mg/ 24 giờ, mỗi liều cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ. Sau khoảng 30 phút sử dụng, thuốc sẽ phát huy tác dụng và hiệu quả có thể kéo dài từ 3 – 4 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, cần tránh sử dụng loại thuốc này nếu có tiền sử nghiện rượu, có vấn đề về phổi, gan, thận, thiếu hụt men G6PD, thiếu máu nhiều lần hoặc quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc.

2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

NSAID là một trong những loại thuốc được sử dụng để kiểm soát triệu chứng do thoái hóa cột sống gây ra. Nhóm thuốc này vừa có tác dụng chống viêm vừa giúp kiểm soát cơn đau nhẹ đến trung bình. Do đó, thuốc chống viêm không steroid thường được sử dụng khi Paracetamol không đem lại hiệu quả.

Khác với Paracetamol, NSAID ức chế enzyme cyclooxygenase 1 và 2, từ đó làm giảm sinh tổng hợp chất trung gian gây viêm prostaglandin ở tất cả các cơ quan trong cơ thể và làm giảm cơn đau hiệu quả. Ngoài ra một số nghiên cứu cũng cho thấy, cơ chế giảm đau của NSAID còn có liên quan đến tác dụng ức chế tổng hợp PGF2 dẫn đến giảm khả năng thụ cảm serotonin và histamine.

bị thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì
Thuốc chống viêm không steroid được sử dụng khi Paracetamol không đem lại hiệu quả

Tuy nhiên, do ức chế prostaglandin toàn thân nên NSAID có thể gây ra nhiều rủi ro như xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, tăng nguy cơ đột quỵ,… Vì vậy, nhóm thuốc này thường chỉ được sử dụng trong điều trị ngắn hạn. Những đối tượng có nguy cơ cao khi sử dụng thuốc phải thực hiện các biện pháp dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tránh sử dụng NSAID nếu có các vấn đề sức khỏe sau:

  • Tiền sử dị ứng, khởi phát cơn hen cấp, phù mạch và nổi mề đay khi dùng Aspirin hoặc các NSAID khác
  • Suy gan, suy thận
  • Rối loạn đông máu
  • Người đang bị viêm loét dạ dày tiến triển
  • Tiền sử xuất huyết tiêu hóa
  • Phụ nữ mang thai

Một số loại thuốc chống viêm không steroid thường được sử dụng trong điều trị thoái hóa cột sống bao gồm Diclofenac, Meloxicam, Piroxicam, Indometacin,…

3. Thuốc giãn cơ

Thoái hóa cột sống tiến triển có thể đi kèm với triệu chứng co cứng cơ do chèn ép tủy sống và dây thần kinh. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giãn cơ để làm thư giãn cơ bắp, chống co thắt quá mức và cải thiện các triệu chứng do co cứng cơ gây ra. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế tiền synap tại thụ thể alpha-adrenergic, từ đó giảm kích thích các noron vận động trên tủy sống, dẫn đến giảm co cơ và cải thiện các triệu chứng do co cứng cơ quá mức.

Thuốc giãn cơ có hiệu quả nhanh chóng (chỉ sau 1.5 giờ sau khi uống) nhưng tác dụng chỉ duy trì được trong thời ngắn. Vì vậy, bệnh nhân buộc phải sử dụng thuốc từ 3 – 4 lần trong ngày. Thuốc giãn cơ có thể làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, gây tổn thương gan, buồn ngủ, thoái hóa võng mạc và đục giác mạc. Do đó, bệnh nhân cần chú ý các biểu hiện bất thường trong thời gian sử dụng và thông báo với bác sĩ trong trường hợp cần thiết.

Các loại thuốc chữa thoái hóa cột sống
Thuốc giãn cơ được sử dụng để giảm cơn đau do co cứng cơ gây ra

Thuốc giãn cơ có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, trầm cảm, mệt mỏi, ngủ gà, đau lưng, nhược cơ, tiêu chảy, khô miệng và đau bụng. Để tránh các rủi ro và tác dụng ngoại ý, bác sĩ thường chỉ định liều thấp, sau đó tăng dần liều cho đến khi đạt được liều dùng có đáp ứng tốt.

4. Thuốc giảm đau gây nghiện (opioids)

Thuốc giảm đau gây nghiện là một trong những nhóm thuốc được sử dụng để giảm đau do các bệnh xương khớp cấp và mãn tính. Loại thuốc này được sử dụng khi cơn đau có mức độ từ trung bình đến nặng, đau âm ỉ, dai dẳng và không có đáp ứng với Paracetamol.

Tất cả các loại thuốc opioids đều tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh trung ương, sau đó gắn với thụ thể Rp, từ đó làm tăng ngưỡng chịu đau, thay đổi tính chất của cơn đau, ức chế dẫn truyền tín hiệu đau và giảm tâm lý sợ sệt, lo lắng của bệnh nhân. Ngoài tác dụng giảm đau, opioids còn gây ra một số tác dụng khác như gây nghiện, sảng khoái và gây ngủ. Do đó, thuốc chỉ được dùng khi có chỉ định và cần phải được kiểm soát nghiêm ngặt trong suốt thời gian sử dụng.

Các loại thuốc chữa thoái hóa cột sống
Thuốc giảm đau gây nghiện (opioids) có tác dụng giảm cơn đau từ trung bình đến nặng

Do nguy cơ cao nên bác sĩ thường ưu tiên sử dụng opioid ở dạng phối hợp với Paracetamol hoặc NSAID. Nếu không đem lại kết quả như mong đợi, bác sĩ có thể chỉ định các opioids yếu như Tramadol và Codein. Trong trường hợp cơn đau nặng, dữ dội và không có đáp ứng với những loại thuốc trên, bệnh nhân có thể được chỉ định các opioids mạnh như Morphin, Pethidin hydroclorid, Fentanyl,…

Opioids là nhóm thuốc tác động mạnh đến hệ thần kinh trung ương và gây ra nhiều rủi ro khi sử dụng. Do đó, bệnh nhân bị thoái hóa cột sống chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định và cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng/ giảm liều hoặc ngưng thuốc đột ngột.

5. Thuốc giảm đau tại chỗ

Thuốc giảm đau tại chỗ thích hợp với người bị thoái hóa cột sống có cơn đau nhẹ, vùng da bao xung quanh cột sống không bị viêm, sưng đỏ và không có vết thương hở. Các loại thuốc giảm đau tại chỗ thường chứa các hoạt chất như methyl salicylate, tinh dầu quế, menthol, camphor, eugenol, ketoprofene,…

Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc ở dạng xịt, dán hoặc thoa trực tiếp lên vùng đau nhức. Thuốc sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào da, gây tê, làm mát và giảm mức độ cơn đau đáng kể. Các loại thuốc này còn được dùng trong trường hợp đau do vận động mạnh, chấn thương tụ máu và đau do thay đổi thời tiết.

Tuy nhiên, cần tránh sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ nếu vùng da bị lở loét, trầy xước, có vết thương hở hoặc sưng đỏ quá mức. Dùng thuốc trong những trường hợp này có thể gây kích ứng da, tăng nguy cơ viêm nhiễm và lở loét kéo dài.

6. Thuốc giảm đau thần kinh

Các loại thuốc giảm đau thần kinh được sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống đã phát sinh các triệu chứng chèn ép dây thần kinh như tê bì các chi, đau nhói bên trong xương, ngứa ran, dị cảm,… Thuốc thường được sử dụng trong trường hợp cơn đau và các triệu chứng không thuyên giảm khi dùng thuốc giảm đau thông thường.

Các loại thuốc chữa thoái hóa cột sống
Thuốc giảm đau thần kinh được dùng khi đã khởi phát các triệu chứng do chèn ép dây thần kinh

Thuốc giảm đau thần kinh (Gabapentin, Pregabalin,…) có tác dụng gắn với các tiểu đơn vị phụ của kênh calci, từ đó ngăn chặn quá trình giải phóng các chất thụ cảm cơn đau. Vì vậy khi có cơn đau phát sinh, hệ thần kinh không thụ cảm được cơn đau và không tạo ra cảm giác đau đớn cho người bệnh.

Không sử dụng thuốc giảm đau thần kinh cho người dưới 18 tuổi, người đang trong giai đoạn phục hồi sau nhồi máu cơ tim và người đã hoặc đang dùng thuốc ức chế MAO trong vòng 15 ngày.

7. Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm

Các loại thuốc thoái hóa tác dụng chậm (Glucosamine, Chondroitin và MSM) được sử dụng để điều trị các bệnh xương khớp mãn tính có liên quan đến quá trình lão hóa. Nhóm thuốc này có tác dụng chậm và không tác động trực tiếp đến cơn đau như các loại thuốc trên. Do đó trong thời gian đầu, bệnh nhân cần dùng phối hợp với thuốc giảm đau và chống viêm trong thời gian chờ hiệu lực của thuốc.

Các loại thuốc chữa thoái hóa cột sống
Thuốc chống thoái hóa có tác dụng phục hồi cấu trúc cột sống và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động

Mặc dù không có tác dụng kiểm soát cơn đau và chống viêm trực tiếp nhưng nhóm thuốc này giúp phục hồi cột sống, cải thiện cấu trúc xương và hỗ trợ làm lành các tổn thương do thoái hóa. Vì vậy nếu sử dụng đều đặn, cột sống có thể ổn định cấu trúc, giảm chèn ép dây thần kinh, tủy sống, từ đó hạn chế phát sinh cơn đau và các triệu chứng đi kèm.

Ngoài ra, sử dụng các loại thuốc chống thoái hóa chậm còn giúp phòng ngừa loãng xương, thoái hóa khớp và một số bệnh xương khớp khác. Các loại thuốc này đều được tổng hợp từ nguyên liệu tự nhiên (vỏ hải sản, sụn bò,…) nên tương đối lành tính và an toàn khi sử dụng lâu dài.

8. Vitamin B

Vitamin B là nhóm thuốc hỗ trợ trong điều trị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm đã phát sinh biến chứng chèn ép thần kinh và đau dây thần kinh tọa. Các loại vitamin nhóm B (B1, B6 và B12) có khả năng phục hồi tổn thương ở dây thần kinh và phòng ngừa rối loạn, thoái hóa thần kinh do bị chèn ép lâu ngày.

Ngoài ra, vitamin B còn có tác dụng ức chế chất Homocysteine – hoạt chất gây cản trở tổng hợp collagen, phá vỡ xương và khiến xương suy yếu. Vì vậy trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu dùng vitamin B bên cạnh các loại thuốc kiểm soát triệu chứng để hỗ trợ phòng ngừa tiến triển và biến chứng của bệnh.

Tuy nhiên, nhóm thuốc này không được sử dụng cho người bị u ác tính hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong thuốc. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên bổ sung các loại vitamin nhóm B bằng chế độ ăn dinh dưỡng và khoa học để hỗ trợ quá trình điều trị.

9. Dùng phối hợp với thực phẩm chức năng

Bên cạnh thuốc điều trị, bệnh nhân cũng có thể bổ sung một số loại thực phẩm chức năng dành riêng cho người bị thoái hóa cột sống. Các sản phẩm này cung cấp cho cột sống và hệ thống xương khớp các dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ bảo tồn chức năng vận động, giảm đau nhức và tê bì các chi.

Thực tế, sử dụng thực phẩm chức năng trong giai đoạn bệnh ổn định có thể hạn chế cơn đau và các triệu chứng của bệnh bùng phát trong tương lai. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, nên lựa chọn sản phẩm có chất lượng, công thức và nguồn gốc – xuất xứ rõ ràng, minh mạch. Nếu có ý định phối hợp TPCN cùng với thuốc điều trị, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Một số lưu ý khi dùng thuốc trị thoái hóa cột sống

Các loại thuốc điều trị thoái hóa cột sống có thể kiểm soát cơn đau, cải thiện chất lượng cuộc sống và hỗ trợ làm chậm tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc được sử dụng đều có thể gây ra các rủi ro và tác dụng không mong muốn.

Các loại thuốc chữa thoái hóa cột sống
Bên cạnh sử dụng thuốc, nên tập thể dục thường xuyên để hỗ trợ quá trình điều trị

Vì vậy trước khi dùng thuốc, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ dùng thuốc khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc – kể cả thuốc không kê toa.
  • Như đã đề cập, sử dụng thuốc không thể điều trị thoái hóa cột sống hoàn toàn. Vì vậy để tránh lạm dụng thuốc quá mức, bệnh nhân nên kết hợp với các biện pháp giảm đau an toàn khác như xoa bóp bấm huyệt, châm cứu và vật lý trị liệu.
  • Tuân thủ tuyệt đối chỉ định về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Không tự ý tăng/ giảm liều, ngưng thuốc đột ngột và kéo dài thời gian dùng thuốc.
  • Thông báo ngay với bác sĩ nếu phát sinh tác dụng phụ trong thời gian dùng thuốc.
  • Để đảm bảo an toàn, nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe (mang thai, cho con bú, bị tiểu đường, cao huyết áp, viêm loét dạ dày,…). Với những đối tượng có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ cân nhắc để lựa chọn loại thuốc an toàn và hiệu chỉnh liều lượng phù hợp.
  • Song song với sử dụng thuốc, nên ăn uống, sinh hoạt điều độ và tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe nói chung và hệ thống xương khớp nói riêng. Đồng thời nên thay đổi các thói quen ảnh hưởng xấu đến cột sống như lao động nặng, tư tế sai, hút thuốc lá, ngồi xổm,…

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “Bị thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì?”. Tuy nhiên nội dung trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Để được tư vấn cụ thể về loại thuốc và liều lượng, bệnh nhân nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp.

Cùng chuyên mục

Bị thoái hóa cột sống có tập gym được không?

Bị thoái hóa cột sống có tập gym được không?

Bị thoái hóa cột sống có tập gym được không là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Liệu bộ môn này có thể giúp bạn cải thiện các cơn...

Cảnh giác với các biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ gây ra

Cảnh giác với các biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ gây ra

Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh. Không chỉ ảnh hưởng đến cột sống, chúng có thể gây tổn thương đến chức...

Các bài tập thể dục tốt cho bệnh thoái hóa cột sống

7 bài tập thể dục tốt cho bệnh thoái hóa cột sống

Tập các bài tập thể dục thể dục tốt cho bệnh thoái hóa cột sống sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Nó sẽ làm tăng khả năng...

Bị thoái hóa cột sống có nên dùng glucosamine không là thắc mắc của nhiều người

Người bị thoái hóa cột sống có nên uống Glucosamine?

Glucosamine là một loại thực phẩm chức năng có tác dụng ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp. Đây là sản phẩm được sử dụng rộng rãi trên...

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không là mối quan tâm hàng đầu của các bệnh nhân. Bệnh này sẽ gây ra những biến chứng gì và có chữa...

Người bị thoái hóa cột sống có nên tập yoga?

Người bị thoái hóa cột sống có nên tập yoga?

Yoga là một trong những bộ môn rất tốt cho sức khỏe, giúp cho bạn sử dụng lưng và cổ của mình thường xuyên. Các chuyên gia cơ xương khớp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn