Lưỡi trắng đau họng là dấu hiệu ung thư lưỡi?

Viêm họng hạt có mủ – Hình ảnh, dấu hiệu nhận biết, điều trị

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì?

Viêm mũi họng xuất tiết có nguy hiểm không? Điều cần biết

Viêm họng xung huyết – Nguy hiểm, dễ gây ung thư vòm họng

7 kẹo ngậm đau họng (dạng thuốc thảo dược) hiệu quả nhanh

Viêm họng mủ là gì, có tự khỏi không? Những thông tin cần biết

Đau rát cổ họng – Nguyên nhân và cách trị tự nhiên + Thuốc

Viêm họng ở trẻ em – Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa

Viêm họng kéo dài mãi không khỏi là do đâu? Làm sao khỏi?

Bệnh viêm họng có lây không, làm sao phòng ngừa?

Viêm họng là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh nhân mắc bệnh viêm họng thường xuyên bị nuốt nghẹn, sưng tấy, đau rát, khó chịu ở cổ họng. Vậy bệnh viêm họng có lây không? Vấn đề này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Bệnh viêm họng có lây không
Viêm họng khiến người bệnh bị đau rát nhiều ở cổ họng.

Bệnh viêm họng có lây không?

Hiện nay, số bệnh nhân mắc bệnh viêm họng không ngừng tăng lên. Nguyên nhân khiến người bệnh mắc phải căn bệnh này là thời tiết thay đổi, chế độ ăn uống, tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi,… Bên cạnh đó, rất nhiều người bệnh bị viêm họng là do vi khuẩn, virus tấn công. Nếu người bệnh bị viêm họng nguyên nhân này gây ra thì khả năng có thể lây lan cho người khác cao.

Viêm họng là căn bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp. Người bệnh viêm họng thường gặp phải triệu chứng đau rát cổ họng, đau đầu, sốt cao, sổ mũi, hoa mắt, chóng mặt,… Đây không phải là căn bệnh truyền nhiễm nhưng có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Những chất dịch nhầy, nước mũi, nước bọt của người bệnh có chứa nhiều vi khuẩn, virus. Nếu tiếp xúc với người bệnh ở cự ly gần thì khả năng lây nhiễm bệnh rất dễ dàng.

Nếu người bệnh bị viêm họng xuất phát từ những nguyên nhân khác như dị ứng thức ăn, uống nước đá lạnh, thời tiết thay đổi,… thì sẽ không lây bệnh cho người khác. Với trường hợp này, mọi người có thể tiếp xúc với người bệnh mà không sợ lây lan. Nếu bệnh nhân điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày phù hợp, bệnh viêm họng sẽ nhanh chóng khỏi. Tuy nhiên,  bệnh nhân mắc bệnh viêm họng nên tiến hành thăm khám sớm để dễ dàng kiểm soát căn bệnh này, tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Viêm họng lây lan qua đường nào?

Thực tế, rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm họng là do lây nhiễm từ những người xung quanh, nhất là người thân trong gia đình. Đây là bệnh lý có thể gây nhiều chuyển biến phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Các nghiên cứu cho thấy, có 2 con đường lây nhiễm bệnh viêm họng là do tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc gián tiếp. Mức độ lây nhiễm sẽ khác nhau tùy thuộc vào con đường lây lan của căn bệnh này.

# Tiếp xúc trực tiếp

Viêm họng có thể lây bệnh thông qua đường hô hấp. Nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với người bệnh viêm họng sẽ rất dễ tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập cơ thể và gây ảnh hưởng đến vòm họng. Nếu không gian tiếp xúc càng hẹp sẽ giúp vi khuẩn phát tán vào môi trường và lây nhiễm bệnh nhanh hơn. Đặc biệt, với những bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ nhỏ,… thì khả năng nhiễm bệnh sẽ rất cao.

ĐỌC NGAY: Bài thuốc viêm họng Đỗ Minh – DỨT ĐIỂM viêm họng từ cấp tới mãn tính

Bệnh viêm họng có lây không
Tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh viêm họng sẽ rất dễ mắc phải căn bệnh này.

# Tiếp xúc gián tiếp

Nếu tiếp xúc với những vật dụng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, cốc, chén, bàn chải,… chứa các vi khuẩn gây bệnh viêm họng thì khả năng bạn cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Các loại vi khuẩn, virus sẽ gián tiếp lây nhiễm bệnh viêm họng cho người khác. Đặc biệt là những người có thói quen sử dụng vật dụng cá nhân chung với người khác sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh.Nếu sức đề kháng của người bệnh yếu thì vi khuẩn sẽ nhanh chóng sinh sôi, phát triển gây bệnh viêm họng.

Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm viêm họng hiệu quả

Bệnh viêm họng có thể khỏi trong 3- 5 ngày. Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc bệnh viêm họng do vi khuẩn, virus gây ra thì thời gian điều trị sẽ dài hơn. Với căn bệnh này, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị sớm, tránh các biến chứng do bệnh gây ra như viêm amidan, viêm mũi, viêm phổi, viêm khớp, nhiễm trùng đường huyết,… Để phòng ngừa tình trạng lây nhiễm của bệnh viêm họng, mọi người cần phải chú ý một số vấn đề sau.

ĐỌC NGAY: BẤT NGỜ 11++ cách chữa viêm họng tại nhà có 1-0-2

Bệnh viêm họng có lây không
Súc miệng bằng nước muối là cách đơn giản giúp kiểm soát bệnh viêm họng.
  • Vệ sinh vùng miệng sạch sẽ, thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý pha loãng để giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển
  • Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Không được sử dụng các vật dụng cá nhân của người mắc bệnh viêm họng
  • Bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi bằng các loại vật dụng như khăn choàng cổ, găng tay, áo khoác, mũ len,…
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường nhiều khỏi bụi, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
  • Giữ nhiệt độ phòng thích hợp, không được để nhiệt độ quá lạnh
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để giúp ngăn ngừa sự tấn công của bệnh viêm họng
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày
  • Không được làm việc quá sức, giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan
  • Khi sử dụng giấy xì mũi và hắt hơi thì nên vứt bỏ và rửa sạch tay
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bạn có thể uống nước ép trái cây để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể
  • Thường xuyên sử dụng xà phòng sát khuẩn, không nên chạm tay vào mắt, mũi, miệng,…
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với môi trường gây dị ứng như lông thú, phấn hoa,…
  • Không nên sử dụng các loại thực phẩm lạnh, uống nước đá
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Nếu mẹ bị viêm họng đều có thể chăm sóc trẻ bình thường. Người mẹ nên cho trẻ bú sữa thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ nên chú ý rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, hạn chế hôn trẻ, không ho hay hắt hơi về phía trẻ.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về vấn đề: Bệnh viêm họng có lây không? Với căn bệnh này, bệnh nhân nên sớm thăm khám để có thể dễ dàng kiểm soát bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh nên chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân của mình. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống khiến cho bệnh chuyển biến nặng hơn. Ngoài ra, nếu bạn muốn chữa trị bệnh theo các cách dân gian cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Liên hệ ngay đến Fanpage https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong để được tư vấn bài thuốc chữa bệnh triệt để MIỄN PHÍ.

Bình luận (11)

  1. Tuệ Nhi says: Trả lời

    Trước nay cứ nghĩ bệnh ko lây, mình tiếp xúc với con nhỏ 2 tuổi vô tư, giờ thấy con ho hắng mới sợ hú vía, cả 2 mẹ con cùng bị viêm họng thế có khổ không. Có ai có thuốc gì chữa khỏi không?

  2. Ngọc Mẫn says: Trả lời

    Chị tham khảo video này cũng 2 mẹ con, bé này lớn rồi nên chắc dùng được chứ bé nhà chị 2 tuổi thì e ko rõ, e cũng đang tìm hiểu thuốc của nhà đỗ minh đường thấy nhiều người khen quá trời.

  3. Hồ trọng công says: Trả lời

    Người trong nhà mà bị viêm họng hay bất kể là viêm xoang, mũi, họng,.. gì thì cũng phải cẩn thận, tốt nhất cứ đeo khẩu trang vào để đảm bảo cho cả nhà an toàn, đặc biệt nhà nào có trẻ nhỏ với người già thì phải càng chú ý hơn.

  4. Lê lan nhi says: Trả lời

    Mẹ em bị ho khan khoảng 2 năm nay rồi, có cách nào chữa khỏi được không mọi người? mẹ em áp dụng thường xuyên những bài dân gian nhưng mà cứ dừng thì lại bị ho lại.

    1. Hoàng Anh Sinh says: Trả lời

      Nên đi khám lấy thuốc uống cho mẹ đi b ơi, dùng mấy mẹo dân gian cũng tùy người nữa chứ, nhẹ mà hên thì cũng đỡ chứ để càng nặng lại khổ, rồi cả nhà cũng ảnh hưởng.

  5. Nguyễn Đình Sinh says: Trả lời

    2 tháng thuốc nam thì có gì mà lâu, khỏi là được, còn hơn bao người uống quanh năm ngày tháng chẳng ăn thua gì, đông y 2-3 tháng là chuyện bình thường nha bạn.

    1. Ngọc Ngốc ngêchs says: Trả lời

      Nhà thuốc đỗ minh đường này ở đâu vậy mọi người? có ai có thông tin liên hệ gì không?

  6. Nam Đình says: Trả lời

    Vợ tôi mang bầu 6 tháng rồi, mà bệnh viêm họng lại tái phát, tôi thấy là không được dùng thuốc tây không biết có phương pháp nào phù hợp cho bà bầu không, chứ thấy vợ ho rồi ăn uống kêu đau không ăn được. Giờ ngày nào cũng súc miệng bằng nước muối, ngậm mật ong mà chỉ đỡ được lúc ấy thôi,

    1. Huấn Lê says: Trả lời

      anh cho vợ đến khám chỗ này xem, thấy chị này bầu bí vẫn dùng thuốc được

  7. Ngọc Mai Hồ says: Trả lời

    Bệnh viêm họng hạt có lây kiểu dạng mẹ sang con ko mọi người, nếu mình đang mang thai thì sinh ra con có bị không ấy? Mình lo quá, bầu tháng thứ 6 rồi hãi chả dám dùng thuốc gì.

  8. Lâm says: Trả lời

    Dùng 2 tháng mà còn uống tiếp như bạn này thì có lâu không mọi người

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chuyên mục

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày và khi nào cần khám?

Viêm họng khiến cho cổ họng của trẻ bị sưng đỏ, niêm mạc họng nhanh chóng bị dày lên kèm theo triệu chứng sốt, đầu đầu, hắt hơi, ngạt mũi,......

Cần lưu ý gì khi chữa viêm họng bằng kháng sinh?

Các loại kháng sinh trị viêm họng tốt nhất & lưu ý khi dùng

Penicillin, Amoxillin, clarithromycin, clavulanic, cephalexin… là các loại kháng sinh trị viêm họng được dùng phổ biến. Sử dụng không đúng cách, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng...

Bé bị viêm họng sốt cao cần làm gì, khi nào đi viện?

Trẻ viêm họng sốt cao, quấy khóc, chán ăn,... khiến không ít phụ huynh vô cùng lo lắng. Với căn bệnh này, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ thăm...

Mật ong thường được sử dụng để chữa khàn tiếng

Cách chữa khàn tiếng bằng mật ong nhanh chóng dễ làm

Dùng mật ong chữa khàn tiếng được nhiều người ưa chuộng từ xưa đến nay vì tính hiệu quả cao mà cách làm lại đơn giản. Có thể sử dụng...

Những điều cần biết trẻ bị viêm họng nhưng không ho

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho và cách chăm sóc, xử lý

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là bệnh lý khá phổ biến. Có những trường hợp bệnh sẽ tự khỏi nhưng cũng có trường hợp dẫn đến các triệu...

Bị ngứa họng nên ăn gì, tránh gì cho nhanh hết?

Ngoài chức năng thở và phát âm, cổ họng còn có vai trò nuốt và vận chuyển thức ăn xuống cơ quan tiêu hóa. Do đó bên cạnh các biện...

Ẩn