Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Viêm dạ dày là gì? Dấu hiệu và cách điều trị bệnh

Hiện nay, viêm dạ dày là một căn bệnh phổ biến mà nhiều người đang phải đối mặt. Nếu như điều trị không dứt điểm, về lâu dài bệnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết sớm cũng như cách điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn về vấn đề này.

Viêm dạ dày là tình trạng mà nhiều người gặp phải

Viêm dạ dày những điều bạn nên biết về căn bệnh này

Không chừa bất cứ một độ tuổi hay đối tượng nào, viêm dạ dày đang trở thành một bệnh thường gặp đáng lo ngại đối với nhiều người. Để nhận biết, phòng tránh sớm hay có cách điều trị hiệu quả khi mắc phải bạn cần phải có kiến thức đầy đủ về viêm dạ dày.

Viêm dạ dày là gì?

Nếu như bạn đã từng phải đối mặt với tình trạng này thì chắc chắn bạn hiểu rõ những khó chịu và đau đớn mà nó để lại. Viêm loét dạ dày là dấu hiệu tổn thương xảy ra khi lớp mô phía dưới bị lộ ra do lớp niêm mạc cuối cùng bị bào mòn. Từ đó gây nên viêm loét trên vùng niêm mạc. 

Về lâu dài nếu ổ loét càng lớn và chảy máu bệnh có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, biến chứng xuất huyết càng nặng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dạ dày là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dạ dày. Tuy nhiên có những nguyên nhân chính sau đây:

  • Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Vi khuẩn HP xâm nhập và phát triển, sinh sống tại lớp nhầy của niêm mạc dạ dày. Loại vi khuẩn này tiết ra các loại độc tố gây hại làm mất khả năng chống Acid của lớp niêm mạc. Do đó loại vi khuẩn này được coi là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mãn tính, loét, ung thư dạ dày…
  • Lạm dụng các loại thuốc kháng viêm và giảm đau: Khi sử dụng lâu dài và lạm dụng thường xuyên, các loại thuốc này sẽ ức chế khả năng hoạt động của các chất bảo vệ niêm mạc. Đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm loét dạ dày.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, không điều độ, sử dụng quá nhiều chất kích thích sẽ dẫn đến việc mất cân bằng hoạt động co bóp, tăng tiết dịch vị và tổn thương niêm mạc, loét dạ dày. 
  • Tinh thần không ổn định do stress, buồn phiền, căng thẳng, sợ hãi… cũng làm tăng tiết dịch vị, tổn thương dạ dày và viêm loét.
Những dấu hiệu nhận biết khi bị viêm dạ dày

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là căn bệnh dễ gặp ở bất cứ độ tuổi nào tuy nhiên người già vẫn là đối tượng nên lưu ý. Bạn phải nhận biết sớm từ các dấu hiệu đầu tiên để kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách. Dưới đây là những triệu chứng mà bạn nên biết:

  • Đau ở vùng trên vào ban đêm hoặc lúc đói là dấu hiệu ban đầu của bệnh. Những cơn đau thường xuất hiện từng cơn, kéo dài âm ỉ và có cảm giác nóng rát khó chịu. 
  • Buồn nôn, ợ chua, ợ hơi…
  • Tiêu hóa bị rối loạn, kém ăn, đầy hơi khó tiêu, rõ nhất là dấu hiệu ỉa chảy, táo bón.
  • Ngủ chập chờn, ngủ gián đoạn, thậm chí là mất ngủ do những cơn đau liên tục xuất hiện.

Với những tình trạng nặng hơn bạn có thể bắt gặp các triệu chứng nguy hiểm như ói ra máu, đi đại tiện phân đen… Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào bạn không nên phân vân mà đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.

Triệu chứng bệnh để lại những cơn đau dai dẳng

Cách điều trị hiệu quả đối với bệnh viêm dạ dày

Bệnh viêm dạ dày nếu như không được phát hiện và điều trị sớm, về lâu dài có thể dẫn đến nhiều tình trạng đáng lo ngại cho sức khỏe của bạn. Do đó, ngay từ ban đầu nếu như bạn có dấu hiệu nghi ngờ thì phải ngay lập tức đi kiểm tra, chẩn đoán ngay.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm dạ dày

Ngày nay, các thiết bị trong y khoa cũng được cải tiến hiện đại nhằm phục vụ tốt nhất cho mục đích chữa bệnh. Do đó các máy móc, thiết bị luôn luôn được đầu tư kỹ lưỡng. Để chẩn đoán bệnh viêm dạ dày, có hai giải pháp chính sau đây:

  • Chẩn đoán bằng nội soi: Thủ thuật này giúp bác sĩ có thể quan sát chi tiết và rõ ràng nhất về mức độ của bệnh. Đối với những ổ loét nhỏ và đơn giản thì có thể sử dụng quá trình điều trị nội khoa. Tuy nhiên với các trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ đánh giá khả năng điều trị và chẩn đoán sớm ung thư nếu có.
  • Tiến hành xét nghiệm máu và phân: Xét nghiệm này sẽ được tiến hành nhằm xác định các tình trạng thiếu máu, biến chứng xuất huyết tiêu hóa, hồng cầu trong phân… Từ đó bác sĩ đưa ra một phương pháp điều trị thích hợp. 
Nội soi dạ dày để chẩn đoán bệnh

Những cách điều trị viêm dạ dày bạn cần biết

Đối với bệnh viêm loét dạ dày nếu như bạn phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ có kết quả tốt. Tuy nhiên, về lâu dài nếu như bạn không dứt điểm và để bệnh trở thành mãn tính thì quá trình điều trị càng khó khăn hơn rất nhiều. Chưa kể đến chuyển biến của bệnh sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như xuất huyết, ung thư dạ dày, thậm chí là tử vong.

Do đó, ngay khi có chẩn đoán bị viêm loét dạ dày bạn phải lập tức tiến hành điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định như: Ranitidine, Rabeprazole, Nexium, Metronidazole, Omeprazole, Yumangel, Trimafort, Gastropulgi….

Ngoài ra, điều trị viêm dạ dày bằng phương pháp dân gian cũng được một số bệnh nhân lựa chọn như: 

Bài thuốc bằng lá mơ lông: Lá mơ lông rửa sạch ép lấy nước uống, mỗi ngyaf người bệnh nên uống 2 lần, vết viêm sẽ đỡ dần và khỏi hẳn.

Bài thuốc nghệ và mật ong: Trong nghệ có tinh chất cucumin rất tốt cho dạ dày, kết hợp với mật ong có tác dụng kháng viêm, tái tạo tế bào. Giúp dạ dày của người bệnh nhanh chóng bình phục. Lấy bột nghệ trộn với mật ong vo thành viên nhỏ. Hàng ngày người bệnh lấy ăn 2 lần trước bữa cơm, khi bụng còn đói. Áp dụng phương pháp này đều đặn tổn thương dạ dày dần hồi phục.

Sử dụng ngó sen và củ cải: Lấy củ cải và ngó sen rửa sạch rồi giã nhuyễn, vắt lấy nước uống. Mỗi ngày cho người bệnh uống 2 lần, cứ như vậy vết thương dạ dày sẽ nhanh chóng khỏi.

Bên cạnh điều trị bệnh viêm dạ dày bằng lá nam thì điều trị bằng các bài thuốc Đông y cũng được nhiều người áp dụng. Các thảo dược trong Đông y đều có nguồn gốc tự nhiên, nên an toàn lành tính nên tốt cho sức khỏe. Một số loại thảo dược dùng để chữa viêm dạ dày có thể kể như: Kim Ngân Hoa, Bạch Thược, Ô Tặc Thước…có tác dụng kháng viêm giảm đau giúp trung hòa lượng axit có trong dạ dày một cách hiệu quả.

Lưu ý khi điều trị bệnh viêm dạ dày

Để điều trị viêm dạ dày một cách tốt nhất thì iệc xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ sẽ hỗ trợ quá trình điều trị là vô cùng cần thiết. Vì vậy, bạn cần lưu ý 1 số điều sau: 

  • Hạn chế lạm dụng các loại thuốc kháng viêm và giảm đau. Thậm chí là ngừng ngay việc sử dụng để ổn định enzyme trong lớp bảo vệ niêm mạc. 
  • Sử dụng thuốc loại bỏ vi khuẩn HP, thuốc bảo vệ lớp niêm mạc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Xây dựng thói quen ăn uống đúng giờ, đúng bữa, điều độ, khoa học. 
Lựa chọn chế độ ăn uống khoa học tốt cho dạ dày của bạn
  • Hạn chế đưa vào cơ thể các các chất kích thích như rượu bia, các loại đồ ăn cay nóng để bảo vệ dạ dày của bạn luôn hoạt động khỏe mạnh.
  • Xây dựng thói quen tập luyện thể dục thể thao điều độ.
  • Có chế độ làm việc khoa học, hạn chế stress, giảm lo lắng.
  • Tái khám định kỳ để kiểm tra được tình trạng sức khỏe.

Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng bệnh viêm dạ dày. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thêm kiến thức hữu ích cho mình. Chúc bạn luôn luôn khỏe mạnh và chăm sóc tốt cho bản thân.

Cùng chuyên mục

Đau dạ dày có thể tự khỏi nếu người bệnh chăm sóc sức khỏe đúng cách tại nhà.

Đau dạ dày bao lâu thì khỏi và có tự hết không?

Bệnh đau dạ dày hình thành là do niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm loét. Đối với những trường hợp nhẹ, cơ thể có khả năng tự chữa...

Nên ăn và kiêng ăn gì khi bị xuất huyết dạ dày?

Nắm bắt vấn đề Bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì, kiêng gì là cơ sở để thiết lập thực đơn ăn uống khoa học và lành mạnh. Kết...

Mẹo chữa đau dạ dày bằng lá mơ lông bạn nên thử

Chữa đau dạ dày bằng lá mơ lông là phương pháp hỗ trợ có nguồn gốc từ dân gian. Phương pháp này có cách thực hiện khá đơn giản, nguyên...

Viêm hang vị phù nề xung huyết là bị gì ? Có nguy hiểm không?

Viêm hang vị phù nề xung huyết là tình trạng nặng của bệnh viêm hang vị dạ dày. Gây ra những tổn thương nặng nề ở vùng dạ dày. Nếu...

Bị viêm loét dạ dày nên ăn rau gì tốt, hỗ trợ quá trình điều trị là thắc mắc chung của nhiều người

Bị viêm loét dạ dày nên ăn rau gì tốt?

Rau xanh là nhóm thực phẩm đặc biệt tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Rau xanh không chỉ nguồn thực phẩm giàu chất khoáng sẽ giúp hoạt động...

Nghệ kết hợp với mật ong ngoài việc chữa đau dạ dày còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Chữa đau dạ dày bằng nghệ bạn đã làm đúng cách?

Chữa đau dạ dày bằng nghệ là một phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng. Trong nghệ chứa hoạt chất curcumin có tác dụng chống oxy hóa rất...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn