Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền? [Bảng giá mới nhất]

Mẹo chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng lá diếp cá tại nhà

Lòi dom là bệnh gì? Hình ảnh, nhận biết và điều trị

9 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hay, nhiều người dùng

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không hay phải trị?

Cắt, mổ trĩ bao lâu thì khỏi, lành hoàn toàn?

7 mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh hiệu quả, không cần thuốc

Các tác hại của bệnh trĩ có thể gặp (tổng hợp)

Bệnh trĩ nội độ 4 – Cách điều trị và phòng biến chứng

Trĩ nội độ 4 là một trong cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ, nếu người bệnh không được điều trị kịp thời sẽ khiến trực tràng bị sa ra ngoài dẫn đến hoại tử hoặc gây nghẹt thở đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Ở giai đoạn này, bệnh trĩ nội độ 4 chỉ có thể sử dụng thủ thuật ngoại khoa để can thiệp.

Bệnh trĩ nội độ 4 là gì?

Bệnh trĩ nội độ 4 là tình trạng của bệnh trĩ nội, được hình thành chủ yếu từ trĩ nội độ 3, do người bệnh không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm. Ở giai đoạn này, các búi trĩ sưng tấy, đỏ ửng sa hẳn ra ngoài hoàn toàn và không có khả năng tự co lên được khiến cho người bệnh gặp phải những cơn đau kéo dài.

Trĩ nội độ 4
Trĩ nội độ 4 là tình trạng búi trĩ bị sa ra ngoài không thể tự co lên được gây ra nhiễm trùng vùng hậu môn

Khi chuyển sang giai đoạn này, cơ vòng hậu môn không thể khép lại được nữa do búi trĩ bị sưng to và các dịch nhầy ở bên trong hậu môn chảy ra gây ra ngứa ngáy khó chịu. Không dừng tại đó, những cơn đau liên tiếp kéo dài sẽ kèm theo các hiện tượng chảy máu, nhiễm trùng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết trĩ nội độ 4

Đối với bệnh trĩ nội độ 4, lúc này các búi trĩ quá lớn gây bít tắc vùng hậu môn sẽ rất dễ dàng để nhận biết thông qua những dấu hiệu dưới đây:

  • Búi trĩ phình to, sa hẳn ra ngoài và không thể tự co lên được dù có dùng lực tác động từ bên ngoài.
  • Khi các búi trĩ phình to sẽ làm tắc nghẽn đường ống hậu môn, lúc này người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức và khó chịu.
  • Hậu môn bị bít tắc làm tiết ra nhiều chất dịch nhầy, đường hậu môn luôn ở trong trạng thái ẩm ướt gây ngứa ngáy và có mùi hôi khó chịu.
  • Búi trĩ sưng to, nóng rát quanh vùng hậu môn gây đau nhức và người bệnh không thể đi đại tiện được.
  • Xuất hiện tình trạng chảy máu tươi mỗi khi đi đại tiện hoặc ngồi xổm.

Nguyên nhân gây ra trĩ nội độ 4

Tương tự như các cấp độ nhẹ của bệnh trĩ nội, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội độ 4 thường bắt gặp, cụ thể như:

  • Đại tiện ngồi quá lâu và thường xuyên rặn mạnh.
  • Uống không đủ nước gây ra hiện tượng táo bón.
  • Do hoạt động mạnh như khuân vác vật nặng, tập thể thao quá sức như đẩy tạ, đánh tennis,….
  • Làm việc trong môi trường ngồi lâu hoặc đứng quá lâu như công việc văn phòng, tài xế, bảo vệ.
  • Ăn các loại thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ. Không bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn hàng ngày.
  • Sử dụng các loại chất gây kích thích như rượu, bia,…
  • Người mắc bệnh béo phì, phụ nữ có thai, người có triệu chứng ho kéo dài.
Trĩ nội độ 4
Đại tiện ngồi quá lâu hoặc chảy máu là nguyên nhân dẫn đến trĩ nội độ 4

Bệnh trĩ nội độ 4 có gây nguy hiểm không?

Trĩ nội độ 4 là bệnh đang ở giai đoạn nặng nhất của bệnh trĩ và sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không sớm được điều trị ngay tức khắc. Những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh có thể có nguy cơ sẽ phải đối mặt như:

  • Thiếu máu: Búi trĩ bị sa ra khỏi hậu môn khiến vùng hậu môn bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến hiện tượng chảy nhiều máu tươi mỗi khi đi đại tiện hoặc hoạt động mạnh. Nếu như bệnh không được can thiệp kịp thời sẽ khiến cho cơ thể bị mất máu nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Rối loạn chức năng thần kinh: Bệnh kéo dài khiến cho tâm lý người bệnh luôn ở trong trạng thái căng thẳng, lo âu, từ đó dẫn đến hệ lụy làm tổn thương đến hệ thần kinh, suy giảm trí nhớ hoặc thậm chí gây rối loạn hệ thần kinh trung ương.
  • Nhiễm trùng: Tình trạng búi trĩ bị sa ra ngoài, khiến cho quá trình đại tiện gặp khó khăn, lúc này các loại vi khuẩn từ bên ngoài sẽ tấn công gây nhiễm trùng búi trĩ. Nghiêm trọng hơn là sẽ gây ra nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.
  • Nghẹt búi trĩ: Búi trĩ bị sưng to và gây tắc nghẽn đường hậu môn sẽ hình thành nên các cục máu đông người bệnh cảm thấy hiện tượng đau nhức, khó chịu. Bệnh không được chữa trị sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn và hoại tử hậu môn.
  • Ung thư trực tràng: Khi mắc bệnh trĩ ở giai đoạn 4, nếu người bệnh không chữa trị sớm sẽ có khả năng mắc ung thư trực tràng và hậu môn.

Điều trị bệnh trĩ nội độ 4

Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng nhất thì việc sử dụng thuốc sẽ không mang lại hiệu quả cho người bệnh, và việc điều trị bắt buộc phải có sự can thiệp ngoại khoa là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu cho người mắc bệnh trĩ.

Trĩ nội độ 4
Trĩ nội độ 4 chỉ có thể can thiệp ngoại khoa mới mang lại hiệu quả tích cực

Phẫu thuật cắt búi trĩ được áp dụng đối với người mắc bệnh trĩ giai đoạn 4, có rất nhiều phương pháp được sử dụng để cắt bỏ búi trĩ, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Các thủ thuật ngoại khoa được bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng khuyên dùng được kể đến như:

1. Cắt trĩ nội độ 4 bằng phương pháp Longo

Phương pháp này sẽ được thực hiện theo nguyên lý cắt khoanh niêm mạc bằng máy khâu vòng nhằm ngăn chặn lượng máu đi vào nuôi búi trĩ. Sử dụng phương pháp này sẽ khiến cho búi trĩ teo lại và sẽ được khâu trên lớp niêm mạc hậu môn bị sa để tạo thành tấm đệm ở hậu môn.

Ưu điểm:

  • Mang lại hiệu quả cao cho người mắc trĩ nội độ 4.
  • Phương pháp ít gây đau đớn cho người bệnh vì được thực hiện trên đường lược.
  • Thời gian thực hiện và phục hồi nhanh chóng, khả năng tái phát thấp.

Nhược điểm:

  • Chi phí thực hiện ca phẫu thuật khá đắt.
  • Có thể sẽ để lại những biến chứng như nhiễm trùng, sa niêm mạc,…

2. Cắt trĩ nội độ 4 bằng phương pháp Laser

Phương pháp này được sử dụng dựa trên nguyên tắc sử dụng tia laser tác động lên trực tiếp hoặc gián tiếp vào búi trĩ để loại bỏ chúng. Dựa vào kích thước của búi trĩ, người bệnh sẽ được bác sĩ tiến hành điều chỉnh bức sóng sao cho phù hợp.

Ưu điểm:

  • Sử dụng điều trị cho trường hợp trĩ cấp độ 2, 3 và 4.
  • Thời gian thực hiện và hồi phục nhanh chóng.
  • Ít xảy ra những biến chứng sau phẫu thuật.

Nhược điểm:

  • Chi phí thực hiện tương đối cao.
  • Phương pháp này có thể gây ra hiện tượng chảy máu, người bệnh cảm thấy đau đớn.

3. Cắt trĩ nội độ 4 bằng phương pháp PPH

Phương pháp PPH được sử dụng cho bệnh nhân bị trĩ nội cấp độ 3 và cấp độ 4. Phương pháp này được thực hiện trên nguyên tắc sử dụng máy kẹp để cắt bỏ toàn bộ búi trĩ vùng niêm mạc hậu môn, đưa hậu môn trở về hình dạng ban đầu.

Ưu điểm:

  • Mang lại hiệu quả cao cho cả 2 trường hợp cấp độ 3 và cấp độ 4.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng, ít xâm lấn các vùng da xung quanh.
  • Hạn chế gây đau đớn và chảy máu.

Nhược điểm:

  • Chi phí thực hiện phương pháp này khá cao.
  • Có thể gây ra biến chứng như sa niêm mạc, nhiễm trùng.

4. Cắt trĩ nội độ 4 bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II

Đây là phương pháp mang lại nhiều ưu điểm vượt trội. Phương pháp này sử dụng sóng cao tần sản sinh ra nhiệt đồng thời kích thích điện trường sản xuất ra các ion mang điện mà không cần can thiệp dao cắt. Những dòng ion mang điện này sẽ tác động lên búi trĩ làm thắt chặt mạch máu, tạo cố định và loại bỏ chúng.

Ưu điểm:

  • Phương pháp này được thực hiện bằng máy tính nên có độ an toàn cao và hạn chế mắc sai sót.
  • Vì thực hiện bằng máy móc nên hạn chế được những tổn thương ở vùng da xung quanh.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng từ 20 – 30 phút, người bệnh vẫn có thể sinh hoạt bình thường.
  • Ít gây đau đớn và chảy máu.
  • Bệnh không tái phát và không để lại biến chứng nếu người bệnh thực hiện theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Áp dụng cho nhiều cấp độ trĩ khác nhau, kể cả bệnh lý liên quan đến vùng hậu môn – trực tràng.

Phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật trĩ nội độ 4

Sau khi can thiệp ngoại khoa, để tránh bệnh tái phát trở lại người bệnh cần phải thực hiện theo đúng lời khuyên và sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng cách để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng hậu phẫu thuật.

Trĩ nội độ 4
Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin có trong rau, củ, quả vào thực đơn hàng ngày để hạn chế táo bón

  • Bổ sung nhiều rau xanh vào thực đơn, tập thói quen uống 1,5 lít nước mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích gây hại cho sức khỏe như bia, rượu, cà phê, nước ngọt có gas vì có thể gây kích thích đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng táo bón và ứ máu ở tĩnh mạch.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm khô, cứng khó tiêu hóa.
  • Nên tạo thói quen đại tiện đúng giờ, không nên rặn mạnh, nên vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ bằng nước muối hoặc nước ấm, không nên đứng hoặc ngồi quá lâu.
  • Luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,…

Khi điều trị bệnh trĩ nội độ 4, người bệnh phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng bệnh tái phát. Bên cạnh đó xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh và có chế độ chăm sóc hợp lý để bệnh nhanh chóng được kiểm soát hoàn toàn.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Trĩ ngoại độ 1

Trĩ ngoại độ 1 – Phiền toái nhưng không khó trị

Trĩ ngoại độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh trĩ, và là một trong những cấp độ chiếm tỷ lệ cao nhất của những người mắc bệnh trĩ hiện...

Bột sắn dây và công dụng chữa bệnh trĩ ít ai ngờ

Ngoài tác dụng giảm sốt và đau đầu, bột sắn dây còn có công dụng chữa bệnh trĩ. Theo ghi chép từ y học cổ truyền, thảo dược này có...

Hạt gấc chữa bệnh trĩ

2 Bước chữa bệnh trĩ từ hạt gấc bạn nên thử

Chữa bệnh trĩ từ hạt gấc là phương pháp bắt nguồn từ mẹo dân gian, mang đến hiệu quả tích cực đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ nhẹ....

Đau, phù nề sau mổ trĩ phải làm sao?

Rất nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng đau, phù nề sau mổ trĩ. Tình trạng này khiến không ít người bệnh hoang mang, lo lắng. Bệnh nhân nên có...

Sau mổ trĩ khó hoặc không đi cầu được phải làm sao?

Rất nhiều bệnh nhân gặp phải trường hợp sau mổ trĩ khó hoặc không đi cầu được. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh...

Những điều cần biết khi khám bệnh trĩ

Khám bệnh trĩ gồm những gì? Thông tin cần biết

Khám bệnh trĩ là việc cần thực hiện ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh. Việc này nhằm xác định mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ dựa...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn