Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền? [Bảng giá mới nhất]

Bệnh trĩ có lây không và cách phòng ngừa hiệu quả?

Mẹo chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng lá diếp cá tại nhà

Lòi dom là bệnh gì? Hình ảnh, nhận biết và điều trị

9 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hay, nhiều người dùng

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không hay phải trị?

Cắt, mổ trĩ bao lâu thì khỏi, lành hoàn toàn?

7 mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh hiệu quả, không cần thuốc

Lòi dom là bệnh gì? Hình ảnh, nhận biết và điều trị

Bệnh lòi dom là bệnh lý liên quan đến vùng hậu môn – trực tràng, gây ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe của người bệnh. Những hình ảnh, cách nhận biết và phương pháp điều trị dưới đây sẽ giúp cho bạn đọc nắm rõ thêm về căn bệnh lòi dom mà nhiều người dễ mắc phải.

Lòi dom là bệnh gì?

Lòi dom là tên gọi khác của bệnh trĩ khi chuyển biến sang giai đoạn nặng, đây là tình trạng phần búi dom bị sa ra khỏi hậu môn (hay còn gọi là lòi trĩ) và không thể nào tự co lên được.

Bệnh lòi dom là gì?
Các búi dom được hình thành do thường xuyên làm tăng áp lực gây phình giãn đám rối tĩnh mạch

Bệnh lòi dom liên quan đến đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn, khi người bệnh thường xuyên làm tăng áp lực như rặn mỗi khi đi đại tiện sẽ khiến cho các tĩnh mạch hoạt động liên tục và làm cho các đám rối tĩnh mạch bị phình giãn, ứ máu tạo thành các búi dom.

Đối tượng mắc bệnh đa phần là những người làm công việc văn phòng, tài xế, bảo vệ,… người ở độ tuổi trung niên và phụ nữ mang thai. Những người mắc bệnh ở giai đoạn đầu thường không dám đi khám dẫn đến bệnh tình chuyển biến nặng như nghẹt búi dom, viêm nhiễm vùng hậu môn, ung thư trực tràng.

Bệnh lòi dom không đơn thuần là dạng bệnh thông thường. Theo các các bác sĩ chuyên khoa, bệnh lòi dom được phân thành 3 loại chính: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

1. Trĩ nội

Trĩ nội là sự hình thành các búi trĩ nằm sâu bên trong vùng hậu môn và người bệnh không thể nhìn thấy được, phần tĩnh mạch bị phình giãn dẫn đến vùng hậu môn bị ngứa rát khi có một tác động nào đó va chạm vào búi trĩ. Thường trĩ nội được chia theo 4 cấp độ từ nhẹ đến nặng:

  • Trĩ nội cấp độ 1: phần búi trĩ chưa bị sa ra ngoài, người bệnh sẽ thấy một ít máu bám vào phân sau những lần đại tiện.
  • Trĩ nội cấp độ 2: các búi trĩ đã được hình thành, khi rặn các búi sẽ thụt ra ngoài và tự động co lên được.
  • Trĩ nội cấp độ 3: lúc này phần búi trĩ sẽ to lên và lòi ra ngoài trong những lần rặn mạnh, phải dùng tay đẩy thì mới có thể co lên được.
  • Trĩ nội cấp độ 4: đến giai đoạn này, phần búi trĩ đã phình ra to và bị đẩy ra ngoài hậu môn, do kích thước quá lớn nên không thể tự co vào trong được nữa.

2. Trĩ ngoại

Hiểu nôm na là các búi trĩ hình thành nằm ở ngoài vùng hậu môn và thường được bao phủ bởi da ống hậu môn. Ban đầu các búi trĩ có kích thước nhỏ, sau một thời gian bị viêm nhiễm thì phần búi trĩ sẽ phình to kèm theo đó là chảy máu.

3. Trĩ hỗn hợp

Đây là tình trạng người bệnh vừa mắc bệnh trĩ nội, vừa mắc trĩ ngoại. Cả hai búi trĩ này kết hợp lại với nhau hình thành nên búi trĩ to rồi sa ra ngoài tạo thành trĩ hỗn hợp.

Bệnh lòi dom là gì
Trĩ hỗn hợp là sự kết hợp các búi dom bên trong và bên ngoài hậu môn

Dấu hiệu nhận biết của bệnh lòi dom

Bệnh lòi dom tuy không ảnh hưởng đến tính mạng của người mắc bệnh, nhưng kể từ khi bệnh bắt đầu tái phát sẽ luôn khiến cho người bệnh đứng ngồi không yên. Khi ở giai đoạn mắc bệnh, người bệnh thường xuất hiện những biểu hiện khó chịu sau đây:

  • Chảy máu vùng hậu môn: dấu hiệu nhận biết đầu tiên là chảy máu sau mỗi lần đại tiện. Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh sẽ thấy một ít máu đọng trên phân hoặc giấy lau chùi. Khi bệnh chuyển thành giai đoạn nặng thì lượng máu sẽ chảy thành tia hoặc thành giọt.
  • Hậu môn đau rát: là tình trạng búi dom bị sa ra khỏi hậu môn, khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu sau những lần đại tiện.
  • Sa búi trĩ: đây là tình trạng diễn ra khi bệnh tình trở nặng, ở giai đoạn nhẹ phần búi dom bị sa sẽ tự động co lên được, nhưng đến giai đoạn nặng thì phần dom bị sa nằm luôn ở ngoài hậu môn và không thể tự co lên được nữa.
  • Ngứa vùng hậu môn: vùng hậu môn hình thành các búi dom gây tắc nghẽn đường đào thải, khiến cho các chất thải trong cơ thể và các chất dịch nhầy không thể bị tống ra bên ngoài, gây ứ đọng nơi búi dom dẫn đến viêm nhiễm và ngứa rát.

Hình ảnh nhận biết về bệnh lòi dom

Bệnh lòi dom khiến cho người đang tìm hiểu bị nhầm lẫn với bệnh sa trực tràng do những dấu hiệu nhận biết khá tương đồng nhau, dẫn đến khó khăn trong việc chẩn đoán. Vì vậy để tránh nhầm lẫn, dưới đây sẽ cung cấp một số hình ảnh để người đọc dễ dàng phân biệt được.

Hình ảnh nhận biết bệnh lòi dom
Hình ảnh một người mắc bệnh trĩ ngoại (lòi dom)

Hình ảnh nhận biết bệnh lòi dom
Hình ảnh nội soi bệnh trĩ nội (lòi dom)

Nếu như phát hiện có dấu hiệu bất thường về bệnh lòi dom như trên, người bệnh không nên tự ý chữa trị mà chưa thông qua ý kiến của chuyên gia. Người có dấu hiệu mắc bệnh lòi dom cần phải đi đến các cơ sở y tế thăm khám để được chẩn đoán chính xác từ các bác sĩ.

Các phương pháp điều trị bệnh lòi dom

Tùy theo tình trạng của bệnh diễn biến ở mức độ nặng hay mức độ nhẹ mà người bệnh sẽ có những phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Đa phần thì bệnh lòi dom được điều trị theo 2 cách thức như sau:

1. Điều trị bệnh lòi dom tại bệnh viện

Trước tiên, để điều trị bệnh lòi dom, các bác sĩ sẽ thăm khám bằng cách xét nghiệm tìm máu trong phân, nội soi vùng hậu môn, nội soi đại tràng Sigma. Từ đó đưa ra cách điều trị cụ thể cho từng giai đoạn mắc bệnh.

  • Điều trị bằng thuốc: đối với bệnh lòi dom ở cấp độ 1, 2 thì các phương thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng như thuốc kháng viêm, thuốc bôi, thuốc đặc trị, thuốc đặt hậu môn, thuốc nhuận tràng giúp làm teo lại các búi trĩ.
  • Điều trị bằng thủ thuật: đây là thủ thuật xâm lấn vùng hậu môn bằng cách thắt vòng cao su, chích xơ búi trĩ, nong giãn hậu môn, đốt nhiệt điện trực tiếp. Thủ thuật này không mang lại hiệu quả đối với người bị lòi dom nặng.
  • Phẫu thuật cắt búi dom: Bệnh lúc này phát triển ở giai đoạn nặng, khi đó các búi dom đã hình thành lớn hơn gây cản trở quá trình đào thải, lúc này các bác sĩ sẽ xem xét tiến hành việc cắt búi dom cho bệnh nhân.
Điều trị bệnh lòi dom
Khi các búi dom phình to gây cản trở trong việc đại tiện thì các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt búi

2. Điều trị bệnh lòi dom tại nhà

Đối với trường hợp bị lòi dom nhẹ, nếu có tham khảo qua ý kiến của các bác sĩ và được sự đồng ý thì người bệnh có thể tự chữa trị lòi dom tại nhà bằng những cách sau đây:

  • Thuốc bôi dom: khi tham khảo ý kiến bác sĩ, người bệnh có thể mua loại thuốc bôi dom để thực hiện tại nhà. Một số thuốc bôi dom mang lại hiệu quả như Cotripro gel, Titanorein, Rectostop,…
  • Chườm đá: vùng hậu môn bị lòi dom sẽ gây nóng rát, khó chịu. Khi đó việc dùng đá sẽ giúp làm mát giảm cơn đau ở vùng hậu môn.
  • Sử dụng thuốc: một số loại thuốc giúp làm mềm phân hoặc thuốc giúp bổ sung các chất xơ được bác sĩ chỉ định như Citrucel, Metalmucil.
  • Sử dụng nha đam: trong nha đam có tinh chất làm dịu mát các loại vết bỏng, phục hồi da, giảm sưng nóng. Người bệnh sử dụng gel nha đam để bôi lên búi dom và đợi đến khi phần gel khô lại, thực hiện 2 – 3 lần/ ngày giúp mang lại hiệu quả.
  • Thiết lập chế độ ăn uống: bổ sung thành phần chất xơ vào thức ăn, uống nhiều nước giúp làm mềm phân để dễ dàng đào thải ra ngoài cơ thể.
  • Sử dụng dầu dừa: trong dầu dừa có chứa vitamin A, E, phenol và acid có tác dụng diệt khuẩn. Người bệnh chỉ cần thoa dầu dừa vào búi dom vào 2 lần sáng và tối mỗi ngày để đạt hiệu quả. Lưu ý rửa sạch hậu môn trước khi bôi.

Có thể tham khảo: 3 cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật và lưu ý

Chế độ sinh hoạt dành cho người mắc bệnh lòi dom

Bệnh lòi dom có thể ngăn ngừa được nếu như biết cách phòng tránh. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh lòi dom, bạn cần thiết lập cho bản thân một chế độ ăn uống, thể thao và những hoạt động lành mạnh bằng một số biện pháp hữu ích:

Bệnh lòi dom
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ để giúp quá trình đào thải không bị gián đoạn
  • Thường xuyên vận động tới lui, hạn chế ngồi lâu một chỗ sẽ khiến cho vùng hậu môn bị bí bách không thông thoáng.
  • Khi đi vệ sinh hạn chế ngồi quá lâu, tuyệt đối không được rặn mạnh trong những lần đi nặng.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ và trái cây giàu vitamin, uống 2 lít nước mỗi ngày giúp các chất thải được tống ra nhẹ nhàng.
  • Tập thể dục giúp điều hòa tuần hoàn máu và hạn chế các bệnh liên quan đến táo bón, chứng rối loạn tiêu hóa.
  • Người mắc bệnh đang trong quá trình điều trị lòi dom thì nên hạn chế khuân vác các vật nặng để tránh gia tăng áp lực ở vùng hậu môn – trực tràng.
  • Hạn chế sử dụng giấy vệ sinh thô ráp để lau chùi, thay vào đó vệ sinh hậu môn bằng các loại khăn mềm và khăn ướt không có chất tạo mùi.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ, kiêng cử các chất kích thích có trong bia, rượu, thuốc lá.

Bệnh lòi dom sẽ không gây nguy hiểm nếu như kịp thời điều trị, vì khi bệnh đang ở mức độ nhẹ thì việc điều trị dứt điểm sẽ rất nhanh chóng và dút điểm. Chớ nên để bệnh tình ở trạng thái quá lâu sẽ ảnh hưởng đến những biến chứng về sau và gây bức rức đến đời sống sinh hoạt của người mắc bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết & điều trị

Bệnh trĩ là một trong những vấn đề thường gặp nhất ở vùng trực tràng - hậu môn. Bệnh thường xảy ra ở người thừa cân - béo phì, người...

Dấu hiệu bệnh trĩ giai đoạn đầu và cách khắc phục

Bệnh trĩ ở giai đoạn đầu thường gây ra các triệu chứng nhẹ như đau rát vùng hậu môn, khó chịu, ngứa ngáy và chảy máu khi đại tiện. Ở...

Những điều cần biết khi cắt trĩ xong vẫn lòi

Cắt trĩ xong vẫn lòi có phải đã thất bại?

Có một sự thật rằng kỳ phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn rủi ro và biến chứng sau khi mổ và phẫu thuật cắt trĩ cũng không là trường hợp...

Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền? [Bảng giá mới nhất]

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh trĩ quan tâm đến mức chi phí cắt trĩ. Với những bệnh trĩ ở cấp độ 3, 4, việc tiến hành cắt trĩ sẽ...

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh trĩ ngoại là tình trạng tĩnh mạch ở dưới đường lược bị phình giãn, ứ huyết và tạo thành cấu trúc dạng búi. Khác với trĩ nội, trĩ ngoại...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn