Bệnh động kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh động kinh có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

Bệnh động kinh có di truyền không ?

Bệnh động kinh ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết sớm và hướng điều trị

Bệnh động kinh có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh động kinh có dấu hiệu bị co giật, mất ý thức, mất kiểm soát hành vi,… Vậy bệnh động kinh có nguy hiểm không? Với căn bệnh này, người bệnh nên sớm tiến hành điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.

Bệnh động kinh có nguy hiểm không
Bệnh động kinh ở trẻ nhỏ gây ảnh hưởng đến sức khỏe các bé.

Bệnh động kinh có nguy hiểm không?

Động kinh là tình trạng người bệnh có dấu hiệu bị co giật hoặc gặp vấn đề trục trặc ở não bộ. Những cơn động kinh diễn ra thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Bệnh nhân mắc bệnh động kinh thường nhìn chằm chằm vào không gian và có dấu hiệu bị co giật hoặc mất ý thức hoàn toàn. Triệu chứng bệnh động kinh sẽ khác nhau ở mỗi bệnh nhân tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh.

Hiện tại, các bác sĩ vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh động kinh. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, căn bệnh này có tính di truyền hoặc một số chấn thương ở não bộ. Khi các tế bào não bị gián đoạn truyền thông tin sẽ dẫn đến tình trạng co giật, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của bệnh nhân.

Động kinh là bệnh lý nguy hiểm, tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Một số cơn động kinh là vô hại. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp, động kinh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Não bộ bị rối loạn sẽ khiến cho các bộ phận khác của cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu không được kiểm soát và điều trị dứt điểm, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với các biến chứng do căn bệnh này gây ra.

Những nguy hiểm của bệnh động kinh gây ra

Động kinh là bệnh lý vô cùng nguy hiểm nếu không có phương pháp kiểm soát kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Tình trạng rối loạn não bộ kéo dài sẽ khiến người bệnh bị tổn thương nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Dưới đây là những mối nguy hiểm, tác hại do bệnh động kinh gây ra cho người bệnh.

# Hệ thần kinh

Bệnh động kinh có nguy hiểm không
Bệnh động kinh gây rối loạn hệ thần kinh của người bệnh.

Hệ thống thần kinh là cơ quan nhanh chóng gửi những thông điệp ở dạng xung điện từ não bộ và tủy sống để chỉ đao các hoạt động diễn ra trong cơ thể. Tuy nhiên, khi bị động kinh, những xung điện này nhanh chóng bị gián đoạn khiến bệnh nhân gặp phải những cơn co giật. Tình trạng động kinh kéo dài sẽ khiến cho bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim, ngừng thở, mất ý thức,…

# Khả năng sinh sản

Động kinh là bệnh lý có thể gây thay đổi nội tiết tố cơ thể, cản trở khả năng sinh sản ở cả phụ nữ và nam giới. Những bệnh nhân mắc bệnh động kinh sẽ bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản so với người bình thường 2 – 3 lần. Đặc biệt là phụ nữ bị động kinh sẽ dễ rối loạn kinh nguyệt, đứng trước nguy cơ vô sinh, sảy thai cao. Ở nam giới, sử dụng thuốc động kinh sẽ giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng

# Hệ hô hấp

Những cơn động kinh có thể khiến cho người bệnh bị khó thở, co giật. Hơi thở của bệnh nhân tạm thời bị gián đoạn khiến do nồng độ oxy thấp bất thường. Tình trạng này có thể khiến người bệnh bị chết đột ngột trong cơn động kinh. Bên cạnh đó, bệnh nhân bị khó thở thường xuyên dẫn đến khó ngủ, thở gấp, cơ thể suy nhược, mệt mỏi.

# Hệ tim mạch

Bệnh động kinh có nguy hiểm không
Bệnh động kinh có thể khiến người bệnh bị đột quỵ bất cứ lúc nào.

Các cơn động kinh diễn ra thường xuyên sẽ khiến cho nhịp tim bị rối loạn, đập nhanh hoặc chậm hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân thường có dấu hiệu bị tức ngực, khó thở. Thời gian dài, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào. Một số nghiên cứu cho thấy, người bệnh bị đột tử đột ngột trong những cơn động kinh là do nhịp tim bị gián đoạn.

# Hệ thống cơ bắp

Bệnh động kinh sẽ khiến cho hệ thống cơ bắp bị mềm nhão hoặc cứng hơn bình thường. Điều này gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bệnh nhân rất khó thực hiện mọi hành động như mong muốn của bản thân.

# Hệ thống xương

Nếu không điều trị bệnh động kinh kịp thời, hệ thống xương khớp của bệnh nhân suy yếu dần. Người bệnh rất dễ đối diện với tình trạng loãng xương. Bên cạnh đó, trong lúc co giật, người bệnh bị té ngã, tăng nguy cơ gãy xương khớp.

# Hệ tiêu hóa

Những người mắc bệnh động kinh sẽ gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa, cản trở quá trình chuyển hóa thức ăn. Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, ói mửa, khó tiêu, mất kiểm soát ruột, đau bụng,… Tình trạng bệnh động kinh kéo dài sẽ khiến cho bệnh nhân sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.

Bệnh động kinh có chữa khỏi không?

Động kinh là bệnh lý vô cùng nguy hiểm và có thể gây tử vọng cho người bệnh. Đây là căn bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, nhất là trẻ em. Ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh động kinh như co giật, sốt cao, khó thở,… người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám, điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bệnh động kinh có nguy hiểm không
Người bệnh động kinh nên tiến hành thăm khám, điều trị sớm.

Thực tế, bệnh động kinh có thể chữa trị khỏi nếu người bệnh áp dụng đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Hiện tại, có rất nhiều phương pháp khác nhau giúp kiểm soát căn bệnh này. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì khả năng bệnh nhân khỏi bệnh là rất cao. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bệnh nhân mắc bệnh động kinh cũng có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

Động kinh là bệnh lý bẩm sinh có tính chất chất di truyền và rất nhiều trường hợp không tìm thấy nguyên nhân gây bệnh. Điều này gây ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh động kinh do không biết được chính xác nguyên nhân mắc bệnh. Những cơn động kinh này còn được gọi là động kinh vô căn. Tình trạng bệnh kéo dài có thể gây tổn thương não bộ, ngạt sơ sinh, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương,…

Theo thống kê có đến 60% bệnh nhân mắc bệnh là trẻ em. Hầu hết trẻ mắc phải căn bệnh này là do bị chấn thương sản khoa, ngạt, viêm màng não mủ, chấn thương sọ não,… Đồng thời, sau khoảng 2 – 5 năm điều trị bệnh thành công, có đến 70% trẻ em và 60% người lớn dừng thuốc nhưng bệnh không tái phát. Đây là tín hiệu đáng mừng trong việc điều trị bệnh động kinh.

Với căn bệnh này, người bệnh cần phải kiên trì theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, uống thuốc trong khoảng 2 – 3 năm để các triệu chứng bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Việc điều trị bệnh động kinh cần có sự phối hợp giữa gia đình và bác sĩ. Do đó, người thân, bạn bè nên hỗ trợ cho người bệnh để điều trị dứt điểm căn bệnh này.

Phương pháp điều trị bệnh động kinh

Điều trị khỏi bệnh động kinh là một quá trình rất dài. Với căn bệnh này, bệnh nhân cần phải kiên trì thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu mắc bệnh động kinh, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Thông thường, người bệnh sẽ phải điều trị theo một số phương pháp sau đây.

1. Sử dụng thuốc

Tùy thuộc vào khả năng chịu đựng được tác dụng phụ của thuốc mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp. Những loại thuốc này có thể kiểm soát được 70% các cơn co giật. Một số tác dụng phụ của thuốc động kinh gây ra như buồn ngủ, đau đầu, run rẩy, rụng tóc, sưng nướu, dễ kích động, phát ban,…

 Bệnh động kinh có nguy hiểm không
Phương pháp điều trị bệnh động kinh bằng thuốc uống.

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh động kinh như sau:

  • Thuốc điều trị động kinh cổ điển: Carbamazepin, Valproic acid, Phenobarbital, Phenyltoin,…
  • Thuốc điều trị động kinh thế hệ mới: Lamotrigine, Tiagabine, Gabapentine, Oxcarbazepine, Topiramate, Vigabatrine, Zonisamide, Felbamate,…

Với những loại thuốc này, người bệnh cần tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được thay đổi liều lượng thuốc hoặc tự ý mua thuốc bên ngoài uống, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Phẫu thuật động kinh

Những cơn co giật do bệnh động kinh gây ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ. Nếu không can thiệp sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác như giọng nói, thị lực, thính giác, vận động,… Phẫu thuật là phương pháp sẽ giúp loại bỏ những cơn co giật. Tuy nhiên, nếu cơn co giật của người bệnh nằm ở một phần của não bộ và không thể loại bỏ được, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật với nhiều vết cắt ở não.

Phương pháp phẫu thuật sẽ giúp ngăn chặn cơn động kinh lan sang những cơ quan khác. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ phải sử dụng thuốc trong suốt quá trình điều trị bệnh với liều lượng và tần suất ít hơn. Một số trường hợp, phẫu thuật chữa bệnh động kinh có thể gây biến chứng thay đổi khả năng tư duy và nhận thức của bệnh nhân.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề: Bệnh động kinh có nguy hiểm không? Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Nếu nhận thấy người thân có các biểu hiện liên quan đến bệnh động kinh, bạn nên đưa họ tiến hành thăm khám sớm. Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Cùng chuyên mục

Bệnh động kinh có di truyền không?

Bệnh động kinh có di truyền không ?

Nhiều người vẫn thắc mắc bệnh động kinh có di truyền không. Bởi, những cơn co giật bất chợt do bệnh gây ra ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, cũng...

Bệnh động kinh ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết sớm và hướng điều trị

Hiện nay, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh động kinh ở trẻ em không ngừng tăng lên mỗi năm. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn...

Bệnh động kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Động kinh là một dạng rối loạn của hệ thần kinh trung ương thường gặp ở trẻ nhỏ và thiếu niên, điển hình với triệu chứng co giật, mất ý...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn