Bệnh động kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh động kinh có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

Bệnh động kinh có di truyền không ?

Bệnh động kinh ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết sớm và hướng điều trị

Bệnh động kinh có di truyền không ?

Nhiều người vẫn thắc mắc bệnh động kinh có di truyền không. Bởi, những cơn co giật bất chợt do bệnh gây ra ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, cũng như tổn hại cho sức khỏe. Người mắc căn bệnh này khi dựng vợ, gả chồng muốn sinh con nhưng vẫn còn lo ngại, không biết con sinh ra có bị di truyền bệnh từ bố, mẹ không.

Bệnh động kinh có di truyền không?

Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, nếu trong gia đình có người thân bị bệnh động kinh thì xác suất khởi phát bệnh của những thành viên còn lại là rất cao. Tỷ lệ di truyền càng tăng nếu gia đình có nhiều người mắc bệnh.

Bệnh động kinh có di truyền không?
Bệnh động kinh có di truyền không?

Do đó, câu trả lời cho thắc mắc này là bệnh hoàn toàn có khả năng di truyền. Trong đó, động kinh khởi phát ở cả hai bên bán cầu não có khả năng di truyền cao hơn so với những dạng động kinh khác.

Ngoài ra, những người bị động kinh vô căn, không xác định được nguyên nhân gây bệnh có tỷ lệ di truyền cao hơn so với người xác định được nguyên nhân cụ thể. Trường hợp đột quỵ, chấn thương đầu dẫn đến động kinh có tỷ lệ di truyền rất hiếm.

Như vậy cho thấy, gen cũng là nguyên nhân gây nên chứng bệnh này. Nhưng để xác định được nguyên do khởi phát bệnh, bạn cũng không nên bỏ qua các yếu tố từ bên ngoài như môi trường sống, bệnh tật,…

Tỷ lệ di truyền của bệnh động kinh

Người có sức khỏe bình thường nguy cơ mắc bệnh động kinh gần 2%. Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc phải căn bệnh này thì tỉ lệ sinh con ra bị di truyền vẫn tương đối thấp:

  • Trường hợp bố mắc bệnh động kinh: Tỷ lệ di truyền sang con từ 2% – 4%.
  • Trường hợp mẹ mắc bệnh động kinh: Tỷ lệ di truyền sang con gần 5%.
  • Trường hợp cả bố và mẹ đều mắc bệnh động kinh: Tỷ lệ di truyền sang con dao động từ 9% – 12%.

Người bị bệnh động kinh có nên sinh con không?

Những đứa trẻ sinh ra trong gia đình có người bị động kinh thường không khởi phát bệnh, mặc dù có tỷ lệ di truyền nhất định như trên đã đề cập.

Do đó, động kinh không phải là trở ngại khiến bạn không dám sinh con. Điều quan trọng bạn cần trang bị cho mình những kiến thức chăm sóc con một cách tốt nhất, cũng như hiểu rõ những yếu tố nguy cơ từ bản thân.

Với sự hiện đại của y học, bạn hoàn toàn có thể xét nghiệm di truyền để biết được khả năng di truyền của bệnh động kinh đối với con cái. Vì thế, trước khi có ý định sinh con, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lên kế hoạch cẩn thận, theo dõi quá trình thai kỳ để khi con sinh ra được khỏe mạnh.

Cách phòng ngừa bệnh động kinh cho con từ giai đoạn đầu

Yếu tố di truyền chỉ đóng một phần trong những nguyên nhân gây ra động kinh ở trẻ. Việc khởi phát động kinh còn chịu tác động từ yếu tố môi trường. Vì thế, bạn nên thận trọng trong việc chăm sóc con, để hạn chế nguy cơ hình thành bệnh. Những việc bạn nên làm đối với con:

  • Ngăn những chấn thương vùng đầu ở trẻ

Trẻ nhỏ vẫn chưa phát triển não bộ hoàn toàn, xương sọ vẫn mềm và chỉ cần một tác động mạnh có thể khiến tổn thương vùng nhạy cảm này. Khi bị chấn thương sọ não, trẻ dễ rơi vào trạng thái co giật, động kinh.

Cha mẹ cần lưu ý, quan tâm đến hoạt động của con từ ngay khi con mới biết đi. Bởi giai đoạn này trẻ ham thích khám phá và dễ va đập, té ngã nhất. Trường hợp trẻ đã bị động kinh cũng nên giữ trẻ tránh những va chạm vùng đầu làm cho bệnh tái phát nhiều lần hơn.

Cách phòng ngừa bệnh động kinh cho con từ giai đoạn đầu
Phòng ngừa bệnh động kinh cho con từ giai đoạn đầu
  • Phòng tránh bệnh lý về não cho trẻ

Việc phòng tránh bệnh lý gây tổn thương não là hết sức cần thiết. Do đó bố mẹ nên tiêm phòng đầy đủ cho bé ngay từ khi mới sinh ra. Dạng thuốc tiêm cho các bệnh như viêm màng não, viêm não Nhật Bản,…cần tiêm đúng liều lượng và thời gian. Bởi vì những căn bệnh này cũng là tác nhân gây nên chứng động kinh ở trẻ nếu chúng không được cứu chữa kịp thời.

  • Tránh để trẻ sốt cao co giật

Sốt cao dẫn đến co giật là vấn đề trẻ nhỏ vẫn hay gặp. Thực tế cho thấy, có 2% đến 2,5% trẻ sốt cao co giật dẫn đến động kinh. Tuy nhiên để loại trừ nguy cơ tái phát nhiều lần và gặp di chứng, bạn nên chăm sóc con cẩn thận.

Những việc bạn nên làm khi con bị sốt: Dùng khăn ấm chườm trán, nách, bẹn, lưng giúp thoát nhiệt cho cơ thể bé dễ dàng hơn. Cho trẻ bổ sung nhiều nước hoặc bú nhiều hơn (trường hợp bé chưa cai sữa), dùng oresol cân bằng điện giải để trẻ mau chóng hồi phục.

  • Hạn chế làm trẻ căng thẳng, mệt mỏi

Căng thẳng, stress, mệt mỏi kéo dài khiến tổn thương đến tâm lý trẻ, dẫn đến chứng động kinh, co giật. Chính vì thế, bố mẹ nên giúp con thư giãn, giữ tinh thần thoải mái trong học tập và cuộc sống, cho con làm những điều mình thích để trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, bạn nên cho con ăn những thực phẩm sạch, không chứa chất độc hại để bảo vệ sức khỏe. Đồng thời, dạy con tránh xa chất kích thích, chất gây nghiện để não bộ phát triển bình thường. 

Trên đây là giải đáp về thắc mắc bệnh động kinh có di truyền không, hy vọng đã giúp ích được cho bạn. Di truyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến động kinh, tuy nằm ở phần trăm khá thấp nhưng bạn cũng không nên chủ quan. 

Hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân, cũng như có kế hoạch sẵn sàng trước khi chào đón thành viên mới. Xây dựng cuộc sống lành mạnh là cách khiến bệnh động kinh không có cơ hội xuất hiện ở con em chúng ta.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh động kinh có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

Cùng chuyên mục

Bệnh động kinh ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết sớm và hướng điều trị

Hiện nay, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh động kinh ở trẻ em không ngừng tăng lên mỗi năm. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn...

Bệnh động kinh có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh động kinh có dấu hiệu bị co giật, mất ý thức, mất kiểm soát hành vi,… Vậy bệnh động kinh có nguy hiểm không?...

Bệnh động kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Động kinh là một dạng rối loạn của hệ thần kinh trung ương thường gặp ở trẻ nhỏ và thiếu niên, điển hình với triệu chứng co giật, mất ý...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn