Chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em: Nguyên nhân và chữa trị

Cách phòng ngừa và chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình

12 bài thuốc Nam chữa rối loạn tiền đình theo dân gian hay nhất

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

5 bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình đơn giản, hiệu quả

Mẹo dùng lá ngải cứu chữa rối loạn tiền đình hiệu quả

Bệnh rối loạn tiền đình theo Đông y và bài thuốc chữa trị hiệu quả

Phác đồ điều trị bệnh rối loạn tiền đình

7 Món ăn chữa rối loạn tiền đình hay nhất bạn nên thử

Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì nhanh khỏi?

5 bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình đơn giản, hiệu quả

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể tập các bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình để khắc phục các triệu chứng của bệnh như: Ù tai, chóng mặt, đi không vững… Vậy các bài tập này thực hiện như thế nào? Cần lưu ý gì trong quá trình tập luyện? Cùng tìm hiểu rõ hơn các vấn đề này thông qua bài viết dưới đây. 

Bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình hiệu quả

Bị rối loạn tiền đình có nên tập yoga không?
Bị rối loạn tiền đình có nên tập yoga không?

Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình thường hay bị chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, ù tai, đi đứng không vững… Điều này không những gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà còn làm cản trở công việc, chất lượng cuộc sống. Một đặc điểm của bệnh là khó điều trị triệt để nhưng lại rất dễ tái phát. Vì thế, uống thuốc có thể khắc phục các triệu chứng nhưng không thể bảo đảm bệnh không tái phát.

Do đó, tập các bài tập yoga với sự kết hợp của các động tác tay, chân, hơi thở sẽ giúp ngăn chặn được chứng bệnh. Đặc biệt, việc hít sâu thở ra bằng đường miệng sẽ làm không khí đi vào cơ thể được nhiều hơn, từ đó lưu thông đến đến các bộ phận, điều hòa hoạt động của não bình thường trở lại. Chính vì thế mà các triệu chứng rối loạn tiền đình sẽ giảm đi. Nếu chưa biết nên tập yoga chữa rối loạn tiền đình như thế nào, bạn có thể tham khảo các bài tập dưới đây.

1. Tư thế đứng gập người về phía trước

Bệnh nhân thực hiện bài tập này theo các bước sau:

  • Người bệnh đứng thẳng, hai chân mở rộng bằng vai, hai tay thả lỏng xuôi xuống thân mình. Hít thở, phình bụng lên và nâng hai tay lên cao hơn đầu sao cho các đốt sống được kéo duỗi lên cao.
  • Tiếp theo thở ra kết hợp hóp bụng, vươn dài. Người gập về phía trước, cúi cả người xuống để hai tay chạm sàn hoặc có thể ôm lấy phần cổ chân. Đỉnh đầu, cổ, vai gáy thả lỏng. Cứ giữ nguyên tư thế này khoảng 1 – 3 phút rồi thở sâu là được.
Tư thế đứng gập người về phía trước chữa rối loạn tiền đình
Tư thế đứng gập người về phía trước chữa rối loạn tiền đình

2. Bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình ở tư thế trái núi

So với bài tập thứ nhất, bài tập này đơn giản hơn nhưng đem lại tác dụng cân bằng rất tốt. Cách tập như sau:

  • Đứng thẳng, hay chân dang rộng bằng vai, kết hợp hít thở sâu và hóp bụng dưới.
  • Tiếp theo, nâng cao lồng ngực để các đốt sống có thể rướn lên càng cao càng tốt. Hai tay đưa từ dưới vươn lên khỏi đầu và ép sát ào 2 mang tai. Hai bàn tay lại, thả lỏng khuỷu tay.
  • Bệnh nhân giữ nguyên tư thế này khoảng 1 – 3 phút, rồi hít thở thật đều.
  • Trong trường hợp thấy đầu bị choáng nhẹ, nên đặt 2 tay lên gối và nâng người dậy một cách từ từ. Tránh nâng người một cách đột ngột vì có thể gây choáng váng nặng hơn.

3. Tư thế co gối chạm trán

Với tư thế này, bệnh nhân thực hiện như sau:

  • Nằm ngửa trên mặt sàn, hít vào, co gối rồi nâng hai chân lên. Sau đó thở ra, ôm gối bằng 2 tay và ép nó vào bụng.
  • Cứ điều chỉnh tư thế sao cho khi nằm gối và ngón chân chụm sát nhau. Cổ, đầu nâng lên và đặt giữa 2 gối. Bệnh nhân giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây, sau đó hít thở thật sâu.
Nên tập các bài tập chữa rối loạn tiền đình thường xuyên để mang lại tác dụng tốt
Nên tập các bài tập chữa rối loạn tiền đình thường xuyên để mang lại tác dụng tốt

4. Bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình ở tư thế con cá

Tác dụng của bài tập này là giúp chức năng hô hấp được tăng cường. Khi hệ hô hấp hoạt động tốt, nó sẽ giúp máu và oxy được đưa lên não, các cơ quan trong cơ thể nhiều hơn. Từ đó khắc phục được các triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình. Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân nằm ngửa trên thảm, khép sát 2 chân, 2 tay buông dọc theo người và úp lòng bàn tay xuống.
  • Tiếp theo, nằm nghiêng sang bên phải và lót tay trái dưới lưng, nghiêng bên trái thì lót tay phải xuống.
  • Cùi chỏ tay đặt thẳng và ấn sâu cùi chỏ tay ở phía dưới sàn, chuyển hết sức nặng vào cùi chỏ. Kết hợp hít thở sâu và đẩy ngực lên, nâng đầu và vai lên cao khỏi sàn. Sau đó thở ra từ từ, hạ nhẹ nhàng đầu của mình xuống và nằm thư giãn.

5. Tư thế cây cầu

Tư thế này có tác dụng mở căng lồng ngực, hơi thở sâu hơn, giúp tái tạo năng lượng cho cơ thể. Với bài tập yoga cho bệnh rối loạn tiền đình này, bệnh nhân thực hiện như sau:

  • Nằm ngửa trên thảm, gập cong đầu gối, lòng bàn chân đặt trên mặt sàn.
  • Điều chỉnh ngón chân theo hướng trước mặt, hai cánh tay đặt dọc theo 2 bên chân, lòng bàn tay úp xuống dưới mặt sàn.
  • Hít thở một cách nhẹ nhàng, hông đẩy lên cao. Căng phần thần thân trước theo từng nhịp thở. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5 – 10 phút là được.

Một vài lưu ý khi tập các bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình

Xây dựng chế độ ăn hợp lý để bệnh mau được cải thiện
Xây dựng chế độ ăn hợp lý để bệnh mau được cải thiện

Nhiều người vẫn thường băn khoăn rằng bị rối loạn tiền đình có nên tập yoga hay không. Thực chất tập yoga đúng cách mang lại nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể, đặc biệt là với những người đang bị rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, để bài tập mang đến hiệu quả tốt, bệnh nhân cần chú ý một số điều sau đây:

  • Kiên trì, chăm chỉ tập luyện thường xuyên. Trong quá trình thực hiện, nên tập chậm rãi, cẩn thận, chính xác đến từng động tác.
  • Thời gian để tập chuỗi các động tác phải ít nhất là 30 phút. Bệnh nhân cần có phần khởi động và thư giãn sau khi tập. Quãng thời gian nghỉ ngơi trong khi tập không đem lại nhiều hiệu quả nhưng nếu luyện tập lâu sẽ rất dễ bị mỏi cơ.
  • Trước khi tập ít nhất là 2 tiếng, bệnh nhân không nên ăn để tránh bị đau dạ dày.
  • Cần phải tham khảo ý kiến của huấn luyện viên nếu như người bị rối loạn tiền đình mắc thêm các bệnh lý khác như tim mạch, xương khớp.
  • Phải khởi động kỹ, đúng cách trước khi thực hiện. Nó sẽ làm giảm thiểu tối đa chấn thương trong quá trình tập các bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình.
  • Người bệnh không nên tập trên nền đất hay sàn gạch mà cần có một tấm thảm hoặc chiếu. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng bị cảm lạnh, mất vệ sinh.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm các thức ăn giàu vitamin B6, vitamin C, flore… không nên sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, các chất kích thích.

Trên đây là các bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình bệnh nhân có thể tham khảo và thực hiện. Những bài tập này sẽ giúp điều hòa hơi thở, làm tăng lưu thông tuần hoàn máu, giúp giãn cơ từ đó mang đến hiệu quả tốt trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh. Nhưng nếu như chưa có kiến thức về yoga, cần tham gia các khóa học hoặc nhờ đến sự hướng dẫn của các huấn luyện viên để tập luyện cho đúng.

Cùng chuyên mục

Món óc heo hấp ngải cứu có thể giúp cải thiện trí nhớ, làm giảm các triệu chứng đau đầu chóng mặt

7 Món ăn chữa rối loạn tiền đình hay nhất bạn nên thử

Rối loạn tiền đình có thể được hỗ trợ điều trị bằng nhiều phương pháp như điều trị nội khoa bằng thuốc Tây y, điều trị bằng các phương pháp...

Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì?

Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì nhanh khỏi?

Các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nhiều người bệnh phải dùng thuốc trong một khoảng...

Chữa rối loạn tiền đình bằng lá đinh lăng và những điều cần lưu ý

4 cách dùng lá đinh lăng chữa rối loạn tiền đình bạn nên thử

Chữa rối loạn tiền đình bằng lá đinh lăng có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu… Vậy tại sao có...

Thực phẩm giàu vitamin D có thể khắc phục tình trạng xơ cứng tai ở bệnh nhân rối loạn tiền đình

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Rối loạn tiền đình là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người cao tuổi với các triệu chứng đặc trưng như đau đầu,...

Tìm hiểu quy trình chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình

Cách phòng ngừa và chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình

Để bệnh rối loạn tiền đình nhanh khỏi và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát, người bệnh cần có những biện pháp chăm sóc và phòng ngừa đúng cách....

Rối loạn tiền đình có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ em

Chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em: Nguyên nhân và chữa trị

Rối loạn tiền đình là căn bệnh thường gặp ở người trung niên hoặc cao tuổi, người căng thẳng tâm lý, thường xuyên phải làm việc với máy tính nhưng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn