Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Bầu bị đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? Thực đơn chuẩn

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là người có các vấn đề ở đường tiêu hóa. Nắm bắt vấn đề Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì có thể giúp thai phụ xây dựng thực đơn khoa học nhằm tăng cường thể trạng, kiểm soát cơn đau, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện.

Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì
Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?

Đau dạ dày khi mang thai là tình trạng thường gặp ở thai phụ – đặc biệt là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Mặc dù không đe dọa đến sức khỏe nhưng tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của mẹ bầu. Nếu không tiến hành cải thiện, phụ nữ mang thai có thể bị sụt cân do giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, từ đó gián tiếp tác động đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng tác động trực tiếp đến hoạt động của cơ quan tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Ăn uống không điều độ và lành mạnh có thể kích thích dạ dày tăng tiết axit và co bóp quá mức, dẫn đến đau thượng vị (đau dạ dày), buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu, nôn mửa,…

Ngược lại chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể giúp mẹ bầu kiểm soát cơn đau dạ dày, thúc đẩy nhu động ruột và cải thiện một số triệu chứng đi kèm. Ngoài ra xây dựng thực đơn ăn uống khoa học còn đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Mẹ bầu bị đau dạ dày nên bổ sung một số nhóm thực phẩm lành mạnh sau:

1. Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn nhiều rau xanh

Rau xanh là nhóm thực phẩm lành mạnh, giàu khoáng chất và chất xơ. Nhóm thực phẩm này được khuyến khích bổ sung vào bữa ăn hằng ngày nhằm thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cải thiện khả năng tiêu hóa, ngừa táo bón và hạn chế một số vấn đề ở đường ruột. Bên cạnh đó với hàm lượng nước và độ pH kiềm, rau xanh có khả năng trung hòa axit dạ dày, giảm lượng dịch vị dư thừa và hạn chế cơn đau thượng vị.

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày
Rau xanh giúp ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và giảm đau dạ dày khi mang thai

Bổ sung rau xanh thường xuyên còn giúp cải thiện một số triệu chứng khác như ợ nóng, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, nóng rát vùng thượng vị, ăn uống kém,… Đối với mẹ bầu bị ốm nghén nặng, có thể sử dụng nước ép từ rau củ tươi để bổ sung chất xơ, khoáng chất và vitamin.

Khi chế biến rau xanh, nên ngâm rửa với nước muối pha loãng và rửa lại với nước sạch nhiều lần để loại bỏ bụi bẩn, xác động vật, hóa chất,… Sử dụng rau xanh chưa làm sạch hoàn toàn có thể gây rối loạn tiêu hóa và tăng nguy cơ viêm nhiễm ổ loét ở niêm mạc dạ dày. Các loại rau tốt cho mẹ bầu bị đau dạ dày bao gồm rau mồng tơi, súp lơ, rau cải, bắp cải, rau dền, rau lang, rau cần, rau ngót,…

2. Trái cây giàu vitamin và chất chống oxy hóa

Trong thời gian đầu thai kỳ, hệ miễn dịch thường có xu hướng suy giảm do nội tiết tố bất ổn và cơ thể có nhiều thay đổi đột ngột. Đây là thời điểm thuận lợi để cơn đau dạ dày và các vấn đề sức khỏe bùng phát mạnh. Do đó trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung trái cây giàu vitamin và chất chống oxy hóa để nâng cao sức khỏe và cải thiện khả năng đề kháng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại trái cây chứa nhiều vitamin C (cam, bưởi, quýt, sơ ri, dâu tây, việt quất) có khả năng tăng cường miễn dịch ở mẹ bầu, giúp hạn chế tình trạng uể oải, mệt mỏi, cảm vặt và căng thẳng trong giai đoạn đầu thai kỳ.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng nên bổ sung một số loại trái cây chứa hàm lượng dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cao như lựu, bơ, cam, bưởi, táo, chuối. Bổ sung các loại trái cây này vào thực đơn hằng ngày giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi và hỗ trợ làm dịu cơn đau dạ dày.

Lưu ý: Nên tránh sử dụng các loại trái cây có vị chua như cam, quýt, dâu tây,… khi bụng đói. Thời điểm này độ pH trong dạ dày khá cao nên có thể gây đầy bụng, khó chịu và đau thượng vị. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung các loại trái cây này trong khoảng 30 – 60 phút sau khi ăn.

3. Sữa chua – Thực phẩm tốt cho bà bầu bị đau dạ dày

Mẹ bầu bị đau dạ dày nên bổ sung từ 1 – 2 hũ sữa chua/ ngày. Thực phẩm này không chỉ chứa nhiều axit amin, protein và khoáng chất mà còn cung cấp một lượng lớn lợi khuẩn (probiotic) cho cơ quan tiêu hóa.

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày
Mẹ bầu nên bổ sung sữa chua đều đặn nhằm giảm đau dạ dày, ngừa táo bón và giảm đầy hơi

Probiotic có khả năng ức chế hại khuẩn trong đường ruột, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của dạ dày, ngừa táo bón, hạn chế đầy hơi, khó tiêu và chướng bụng. Bổ sung từ 1 – 2 hũ sữa chua/ ngày có thể giúp mẹ bầu giảm mức độ và tần suất của cơn đau dạ dày, đồng thời cải thiện một số triệu chứng đi kèm và nâng cao chức năng miễn dịch.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy, thêm sữa chua vào thực đơn ăn uống của mẹ bầu còn giảm nhẹ các triệu chứng ốm nghén trong thời gian đầu mang thai. Khi dùng sữa chua, bà bầu nên sử dụng kèm theo yến mạch, trái cây tươi, hạt chia,… nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

4. Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa Omega 3

Thực phẩm chứa Omega 3 (cá hồi, cá thu, bơ, hạt bí, hạnh nhân, dầu ô liu, hạt óc chó,…) được khuyến khích bổ sung vào chế độ của mẹ bầu bị đau dạ dày.

Omega 3 là axit béo lành mạnh có khả năng chống viêm, bảo vệ ổ loét, thúc đẩy quá trình tái tạo niêm mạc và hỗ trợ giảm cơn đau dạ dày. Ngoài ra, bổ sung nhóm thực phẩm này thường xuyên còn giúp mẹ bầu cải thiện độ dẻo dai của xương khớp, ngăn ngừa tình trạng loãng xương, rụng tóc,…

Bầu bị đau dạ dày nên ăn gì
Thực phẩm chứa Omega 3 không chỉ tốt cho mẹ bầu mà còn giúp thai nhi phát triển toàn diện

Bên cạnh đó, Omega 3 còn thúc đẩy quá trình phát triển não bộ của thai nhi, tăng cường miễn dịch và phòng ngừa các bệnh lý bẩm sinh như tim mạch, viêm da cơ địa, hen phế quản, viêm da dị ứng,… Hơn nữa mẹ bầu được cung cấp đủ loại axit béo này còn giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật và đảm bảo trẻ sinh ra đủ cân, khỏe mạnh.

5. Nhóm thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Tinh bột là nhóm thực phẩm chính cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho mẹ bầu. Theo các bác sĩ Sản phụ khoa, thai phụ cần khoảng 2300 – 2400 kcal/ ngày, trong đó tinh bột cung cấp 65 – 75% tổng năng lượng. Bổ sung nhóm thực phẩm này đều đặn giúp thai phụ duy trì cân nặng, thể trạng khỏe mạnh và hạn chế tình trạng suy nhược.

Bên cạnh đó thực phẩm giàu tinh bột còn giúp giảm cơn đau dạ dày và một số triệu chứng đi kèm như táo bón, ợ nóng, ợ hơi, ợ chua,… Nghiên cứu cho thấy, tinh bột có khả năng thấm hút lượng dịch vị dư thừa, đồng thời tăng sản sinh màng nhầy và bảo vệ ổ viêm loét.

Với những lợi ích kể trên, mẹ bầu bị đau dạ dày nên bổ sung một số loại thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, yến mạch, gạo lứt, khoai tây, đậu nành,… để cung cấp năng lượng cho cơ thể, kiểm soát cơn đau dạ dày và đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện.

Tuy nhiên nên cân bằng lượng tinh bột với chất xơ, đạm và một số thành phần dinh dưỡng khác trong chế độ ăn nhằm đáp ứng toàn diện nhu cầu của thai nhi và hạn chế tình trạng mẹ bầu tăng cân quá mức.

6. Thực phẩm giàu protein

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi. Thành phần này có khả năng vận chuyển oxy trong máu, tăng cường phát triển của cơ bắp, đảm bảo nồng độ hormone, kích thích tạo ra kháng thể cho hệ miễn dịch và củng cố các mô liên kết trong cơ thể. Ngoài ra, bổ sung thực phẩm giàu protein thường xuyên còn giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và có hệ miễn dịch tốt.

mẹ bầu bị đau dạ dày nên ăn gì
Mẹ bầu bị đau dạ dày nên bổ sung một số loại thực phẩm giàu protein như thịt bò, ức gà, trứng,…

Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm này còn giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng suy nhược, mệt mỏi và xanh xao do đau dạ dày kéo dài. Một số loại thực phẩm giàu đạm tốt cho thai phụ bao gồm: cá hồi, thịt gà, thịt bò, thịt lợn nạc, đậu nành, các loại hạt, trứng, sữa,…

7. Mẹ bầu nên uống 3 lít nước/ ngày

Trong thời gian mang thai, nên bổ sung khoảng 2.5 – 3 lít nước/ ngày. Nước không chỉ có vai trò giải khát, điều hòa thân nhiệt và cân bằng điện giải mà còn hỗ trợ hoạt động trao đổi chất, trung hòa dịch vị dạ dày và ngừa táo bón.

Ngoài ra, thói quen uống đủ nước còn giúp mẹ bầu giảm mức độ ốm nghén trong thời gian đầu thai kỳ, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và đảm bảo lượng nước ối trong tử cung. Bên cạnh nước lọc, phụ nữ mang thai có thể bổ sung nước ép từ trái cây và rau xanh để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể và thai nhi.

Thực phẩm, đồ uống mẹ bầu bị đau dạ dày cần kiêng cử

Thực tế cho thấy, một số loại đồ uống và thực phẩm có thể làm nghiêm trọng cơn đau dạ dày và một số triệu chứng ở đường tiêu hóa. Ngoài ra, dung nạp các nhóm thực phẩm và đồ uống không phù hợp còn có thể tác động xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Vì vậy song song với việc bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh, phụ nữ mang thai nên chủ động loại bỏ hoặc hạn chế một số loại thực phẩm và đồ uống sau:

1. Thức ăn tái, sống

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu tuyệt đối không được sử dụng các loại thực phẩm tái, sống như gỏi, nem, sashimi,… Mặc dù chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng thực phẩm chưa được làm chín hoàn toàn thường chứa virus, nấm, vi khuẩn và ký sinh trùng. Dung nạp nhóm thực phẩm này có thể gây rối loạn tiêu hóa, làm nghiêm trọng cơn đau dạ dày hoặc thậm chí kích thích ổ viêm loét tiến triển nặng.

mẹ bầu bị đau dạ dày nên ăn gì
Sử dụng thức ăn sống, tái có thể gây nhiễm trùng dạ dày và đường ruột

Ở một số ít trường hợp, vi khuẩn trong thức ăn chứa được làm chín có thể gây viêm nhiễm đường ruột nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ sinh non, thai chết lưu hoặc gây dị tật bẩm sinh. Do đó mẹ bầu bị đau dạ dày tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm tái và sống. Thay vào đó nên ăn chín uống sôi và lựa chọn nguồn thực phẩm sạch nhằm đảm bảo sức khỏe của bản thân và thai nhi.

2. Thực phẩm gây dị ứng

Thông thường khi bị dị ứng thực phẩm, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như nổi mề đay, ngứa da, ngứa cổ họng, tiêu chảy, buồn nôn và đau dạ dày. Tuy nhiên mức độ dị ứng có thể nghiêm trọng hơn nếu tình trạng này xảy ra ở phụ nữ mang thai, sau khi sinh và người bị rối loạn miễn dịch.

Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch suy yếu và nhạy cảm hơn với các tác nhân bên ngoài. Do đó khi sử dụng thực phẩm gây dị ứng, mẹ bầu có thể bị đau dạ dày dữ dội, nôn ói liên tục, ngứa cổ họng, khó thở, suy hô hấp và tăng co bóp cơ tử cung. Vì vậy trong thời gian mang thai, nên hạn chế sử dụng thực phẩm có tiền sử dị ứng hoặc thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như đậu phộng, mè, hải sản,…

3. Thực phẩm làm tăng tiết axit

Hoạt động tăng tiết axit ở dạ dày là nguyên nhân trực tiếp gây đau, nóng thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,… Vì vậy bà bầu bị đau dạ dày cần hạn chế một số loại thực phẩm làm tăng tiết axit như:

  • Thực phẩm chứa nhiều axit như cóc, ổi, xoài chua, kim chi, dưa muối,…
  • Thức ăn chứa gia vị cay nóng, chất bảo quản, dầu mỡ và muối, đường
  • Nước ngọt có gas
  • Socola, bánh kẹo, snack,..

Dung nạp các nhóm thực phẩm này thường xuyên có thể khiến mẹ bầu bị đau dạ dày liên tục, bụng đầy trướng, khó tiêu, ăn uống kém, mệt mỏi và uể oải. Hơn nữa mặc dù cung cấp nguồn năng lượng lớn nhưng hầu hết các nhóm thực phẩm này đều nghèo dinh dưỡng và không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của thai nhi.

4. Thức uống chứa caffeine và cồn

Caffeine là chất kích thích lên hệ thần kinh trung ương nhằm tạo cảm giác phấn chấn, tỉnh táo và tăng mức độ tập trung khi học tập – làm việc. Tuy nhiên, dung nạp thức uống chứa caffeine trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần này có thể làm giảm khả năng hấp thu canxi, sắt và một số thành phần dinh dưỡng khiến thai nhi chậm phát triển và yếu ớt.

mẹ bầu bị đau dạ dày nên ăn gì
Sử dụng thức uống chứa caffeine có thể gây đau dạ dày và giảm khả năng phát triển của thai nhi

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần loại bỏ các đồ uống chứa cồn trong thời gian mang thai. Cồn có trong bia rượu có thể gây độc lên thai nhi và gây ra một số vấn đề bẩm sinh như rối loạn hành vi, bất thường về khả năng nghe nhìn, sức khỏe và hệ miễn dịch kém. Hơn nữa dung nạp rượu bia quá mức còn làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non.

Ngoài tác động tiêu cực đến thai nhi, caffeine và cồn còn ăn mòn niêm mạc đường tiêu hóa, kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị và làm nghiêm trọng cơn đau ở vùng thượng vị. Dung nạp các loại đồ uống này thường xuyên còn gây ra ổ viêm loét ở dạ dày – tá tràng, làm tăng nguy cơ trào ngược thực quản, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa và hẹp môn vị.

Cách xây dựng thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày

Mang thai là giai đoạn cơ thể có nhiều biến đổi về tâm sinh lý. Vì vậy mẹ bầu cần xây dựng thực đơn riêng biệt nhằm đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể và đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống còn phải đảm bảo giảm áp lực lên dạ dày, hạn chế cơn đau và cải thiện một số triệu chứng tiêu hóa đi kèm.

Bầu bị đau dạ dày nên ăn gì
Mẹ bầu nên lựa chọn thực phẩm sạch và cần ngâm rửa kỹ trước khi chế biến

Do đó khi xây dựng thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày, cần phải đáp ứng các nguyên tắc sau:

  • Đa dạng các nhóm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể và thai nhi. Tránh tình trạng phụ thuộc vào một hoặc vài nhóm thực phẩm cố định.
  • Tập trung bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh và hạn chế/ loại bỏ hoàn toàn một số loại thực phẩm, đồ uống gây tăng tiết axit, kích thích cơn đau dạ dày và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khả năng phát triển của thai nhi.
  • Nên xác định giai đoạn phát triển của thai nhi để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và khoa học. Điều này giúp thai nhi hấp thu đầy đủ dinh dưỡng cần thiết và phát triển toàn diện, đồng thời làm giảm khối lượng trong bữa ăn và hạn chế áp lực lên dạ dày.
  • Mẹ bầu bị đau dạ dày nên chia nhỏ khẩu phần ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thai phụ nên ăn từ 4 – 6 bữa nhỏ, mỗi bữa cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ và cần ăn trước 20 giờ.
  • Khi ăn uống, nên ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ và hạn chế vận động sau khi ăn để tránh kích thích cơn đau dạ dày bùng phát.
  • Ưu tiên chế biến các món ăn dạng hấp, luộc, hầm, nấu cháo hoặc nấu canh. Các phương thức chế biến này giúp đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm, đồng thời giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa và hạn chế các triệu chứng khó chịu sau khi ăn.
  • Hạn chế tình trạng bỏ bữa trong thời gian mang thai. Thói quen này có thể khiến cơn đau dạ dày bùng phát mạnh, đồng thời làm tăng nguy cơ suy nhược cơ thể, trẻ sinh ra nhẹ cân, yếu ớt.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? và hướng dẫn cách xây dựng thực đơn khoa học cho thai phụ. Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt và tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe, tăng cường khả năng miễn dịch, kiểm soát cơn đau dạ dày và đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện.

Tham khảo thêm: 5 loại sữa dành cho người đau dạ dày và lưu ý khi dùng

Cùng chuyên mục

Thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai tốt + an toàn

Thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai tốt + an toàn

Đau dạ dày xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai. Những thay đổi của thai kỳ hoặc do thói quen ăn uống thất thường là cơn đau dạ...

Tại sao trào ngược dạ dày gây viêm họng? Cần làm gì?

Trào ngược dạ dày gây viêm họng là triệu chứng rất nhiều người gặp phải. Ngoài viêm họng, người bệnh còn bị ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, tức ngực,...

Thuốc đau dạ dày của Mỹ loại nào tốt? Giá bán và cách dùng

Thuốc đau dạ dày của Mỹ loại nào tốt? Giá bán và cách dùng

Sử dụng thuốc đau dạ dày của Mỹ là lựa chọn của nhiều bệnh nhân hiện nay. Bởi các sản phẩm từ Hoa Kỳ nhận được sự tin tưởng từ...

Bị vi khuẩn HP không nên ăn gì và bổ sung thực phẩm gì?

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên chính gây nên các bệnh về viêm loét dạ dày, ung thư, trào ngược dịch mật và các biến chứng sau này....

Những điều cần biết về chứng trào ngược dạ dày khi mang thai

Bị trào ngược dạ dày khi mang thai – Bà bầu cần lưu ý

Trào ngược dạ dày khi mang thai là hiện tượng vô cùng phổ biến xảy ra ở giai đoạn đầu hoặc cuối của thai kỳ. Vậy tình trạng này có...

Nên uống nước gì khi bị đau dạ dày?

Đau dạ dày nên uống nước gì giảm đau nhanh, tốt cho bệnh?

Bên cạnh thuốc tây, sử dụng các loại thức uống phù hợp sẽ giúp làm giảm những cơn đau dạ dày cho bạn. Vậy đau dạ dày nên uống nước...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn